Cách diệt mối và tìm ra tổ mối tại nhà trước khi tiến hành diệt mối.
Cách diệt mối mọt: Thật không đơn giản để có thể phát hiện ra tổ mối khi nhà bị mối xông. Theo kinh nghiệm diệt mối lâu
năm của chúng tôi dựa vào những đặc trưng cơ bản nhất và mỗi giống mối
và mỗi loài mối mà trong quá trình xâm nhập phá hoại gỗ được biểu hiện
ra bên ngoài hoặc ngấm ngầm ở bên trong. Có thể nhận biết bằng mắt
thường hoặc thông qua những dụng cụ đơn giản hoặc thiết bị chuyên dùng.
Cách phát hiện tổ mối “mối gỗ khô”
một cách đơn giản. Tổ của loại này ở ngay trong gỗ, chúng được đục
thành các khe dích dắc, vừa khai thác thức ăn vừa làm nơi cư trú.
Các loài mối phá hoại chủ yếu là: Mối nhà Coptotermes, Mối gỗ khô Cryptotermes, Mối đất Odontotermes.
* Những nơi thường phát hiện ra mối:
- Những bộ phân tiếp xúc với mặt đất hoặc gần mặt đất như khuôn cửa,
nẹp khuôn cửa, móng nhà, góc tường nhà, sàn nhà tầng 1, bậc thềm. các
cột nhà có môt phần chôn xuống đất, gỗ ốp tường, tủ bếp, gác xép, chân
cầu thang, tủ quần áo, tủ gỗ đựng đồ kê sát tường, bảng gỗ hoặc các ổ
cắm điện, công tắc, hệ thống đường ống kỹ thuật… những nơi thường xuyên
ẩm ướt như nhà tắm, nhà vệ sinh, ống nước rò rỉ, cống rãnh, hoặc khe lún
công trình kiến trúc.
* Những dấu vết đặc trưng của mối biểu hiện bên ngoài:
Trong quá trình di thực chúng thường đào những đường hầm ngầm trong
gỗ, tường. Mối đi lại trong tường nhà gạch thì đường hầm của chúng xuyên
qua chỗ rỗng xốp của tường, nơi tiếp giáp giữa lớp gạch và lớp trát bên
ngoài, Trong trường hợp đường đi của mối có những chướng ngại vật mà
chúng không có khả năng đục xuyên qua được, chúng phải bò qua nơi tiếp
xúc với không khí bằng cách xây dựng những đường mui (đường đắp bằng
đất như ảnh dưới) để đi đến nơi lấy thức ăn. Chính đặc tính này rất dễ
cho việc phát hiện mối bằng mắt thường và để phân biệt rõ nhất giữa nhà
bị mối xông hay bị các côn trùng khác như mọt, xén tóc phá hoại. Trong
quá trình đào hang lấy thức ăn trong gỗ, chúng thường lấy đất thấm với
nước bọt của chúng để bịt kín, những nơi mối đào hầm thông ra ngoài
không khi như lỗ vũ hóa của các loài cánh cứng, các loài ong, nhưng nơi
có khuyết tật của gỗ như mắt chết, vết nứt nẻ của gỗ hoặc của kẽ mộng,
cột, kèo và những chỗ giáp nối giữa các gỗ với gỗ, giữa gỗ với tường
gạch, những đường ống mối này và các vết nứt mà mối cần bịt kín trên
đường đi đều do mối thợ đảm nhiệm, có mối lính đi thăm dò, bảo vệ.
Lưu ý:
Đối với những đường mui mới có mối sống đi lại bên trong thường là ẩm
và liên tục không bị nứt nẻ, bong, còn đường mui cũ không có mối đi lại
bên trong thường khô nứt nẻ, có khi bị bong ra rơi từng đoạn.
Dấu vết đặc trưng của mối
* Vết tích tổ mối biểu hiện ngầm bên trong
Khi kiểm tra bên tường và những cấu kiện bằng gỗ khác mà mắt thường
không thấy đường mui và các vết đất bịt kín, các vết nứt nẻ trên gỗ và
các kẽ mộng mà mối tạo nên….dùng búa gõ vào bộ phận bằng gỗ tạo ra những
âm thanh khác nhau, nếu âm thanh bục bục như gõ mõ là biểu hiện bên
trong bị rỗng, trường hợp này cần kiểm tra xem xét kỹ hơn để phát hiện
được mối, cần chú ý phân biệt với cây gỗ cũng kêu như tiếng mõ đối với
cây gỗ rỗng ruột từ trước không có mối họat động bên trong, Dùng dao
nhọn, tuốcnơvit xăm, chọc vào gỗ cũng có thể phát hiện được mối bên
trong gỗ. Lúc này cần tiến hành ngay phương pháp diet moi sinh hoc để diệt tận gốc tổ mối.
Diệt mối tận gốc bằng phương pháp diệt mối công nghệ sinh học là cách tốt và hiệu quả nhất giảm thiệt hại do mối gây ra.
Cách diệt mối theo phương pháp sinh học công nghệ diệt mối nhà hiệu quả:
Áp dụng khi mối xâm nhập những nơi khó diệt như trần thạch cao,
tủ bếp, khung bao cửa, sau lưng tủ quần áo, sàn gỗ, chân cầu thang, bể
nước ngầm, ốp chân tường, tủ điện, hộp kỹ thuật, gác xép ... mối tập
trung thưa thới rải rác nhiều nơi.
Bước 1: Đặt hộp nhử diệt mối.
Cậy nơi có mối, làm ướt hộp nhử mối, sau đó đặt hộp nhử mối cố định
tại nơi có đường đi của mối (chọn nơi yên tĩnh càng tốt). Trường hợp
đường mối đi giữa tường thì phải làm giá treo cố định hộp. Đặt ở vị trí
nào cũng hạn chế tối thiểu sự ảnh hưởng tới mỹ quan và sự hoạt động bình
thường của cơ quan. Chú ý trong quá trình đặt không di chuyển, không
bóc hộp ra xem.
Số lượng hộp nhử mối cần đặt phụ thuộc vào số đường mối ăn. Mỗi đường mối ăn có thể đặt 2 -6 hộp.
Bước 2: Kiểm tra, điều chỉnh quá trình đặt hộp nhử.
Sau
khi đặt hộp 10 - 15 ngày (nếu nhiệt độ môi trường thấp ta có thể tăng
thời gian nhử mối lên một vài ngày), tiến hành kiểm tra điều chỉnh hộp
nhử sao cho lượng mối nhử vào hộp nhiều nhất nâng cao hiệu quả quá trình
nhử diet moi.
Chúng
ta kiểm tra nếu thấy xung quanh hộp nhử có xuất hiện đường ăn của mối
(đường đất ẩm đắp xung quanh viền hộp), đó là lúc mối đã ăn nhiều trong
hộp.
Bước 3: Phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc.
Các hộp có mối ăn được phun chế phẩm sinh học diệt mối tận gốc. Theo
phương pháp diệt mối sinh học, không diệt mối ngay tại nơi phun thuốc mà
phải để mối về tổ mới chết và gây chết hệ thống ở tổ (nếu mối chết ngay
tại nơi phun thuốc không có tác dụng diệt tận gốc các tổ mối). Với yêu
cầu càng nhiều mối dính thuốc chạy về tổ càng tốt. Mối sau khi bị dính
thuốc chạy về tổ sẽ lây nhiễm đến toàn bộ hệ thống tổ mối và mối chúa
trong công trình.
Trước hết dỡ hộp nhử mối, đổ hết các miếng mồi nhử và những con mối
trong hộp nhử vào một chậu khô, sau đó dùng chế phẩm diệt mối sinh học
bơm đều lên các con mối trên bề mặt các miếng mồi nhử cho đều rồi xếp
trở lại hộp nhử (cả những con mối) để hộp nhử đúng vào vị trí ban đầu.
Chỉ sau 6 - 7 ngày là tổ mối bị diệt hoàn toàn, ở vị trí ẩm chúng cũng không sống quá 15 ngày.
Bước 4: Dọn vệ sinh.
Sau khi phun thuốc 3 - 5 ngày tiến hành kiểm tra quá trình diệt mối sinh học
Nếu
không còn mối trong công trình tiến hành dọn vệ sinh. Các hộp nhử,
thuốc vương vãi trong công trình phải được dọn sạch. Không đổ hộp ra hồ
ao, gây ô nhiễm môi trường.
Tại sao 95% khách hàng tự mua vật tư về diệt mối không đạt kết quả như mong muốn.
- Đặt hộp nhử diệt mối: Mối không vào hay mối vào rất ít.
- Phun thuốc, chế phẩm sinh học: Phun thuốc diệt mối vào hộp nhử mối khi lượng mối vào hộp không có hoặc có rất ít
- Liều lượng phun:
+
Phun ít, không đủ để lây nhiễm về tận tổ mối có khi chúng chưa kịp về
tổ đã chết do phun không đúng tỷ lệ, không đặt lại hộp thuốc đúng chỗ.
+ Phun quá nhiều khiến cho mối sặc thuốc chết ngay tại chỗ.
- Phương pháp, cách phun:
Phun thuốc trực tiếp vào đường mối ăn, hoàn toàn sai phương pháp theo
quy trình diệt mối sinh học. Thuốc diệt mối sinh học có tác dụng lây
nhiễm nếu ta phun thuốc vào đường mối ăn mối không dính thuốc.
+ Chất lượng vật tư: Hộp nhử & thuốc mua về không đạt tiêu chuẩn, chất lượng kém.
=>
Đối với quy trình diệt mối sinh học: Thao tác diệt mối đúng cách, đúng
phương pháp kỹ thuật chiếm 70% tỷ lệ thành công của quá trình diệt mối
=>
Chế phẩm sinh học đạt chất lượng chiếm 99% hiệu quả diệt tận gốc tổ
mối. Đối với những loài mối đơn giản, dễ diệt chỉ cần sử dụng chế phẩm
sinh học liều lượng cực nhỏ. Đối với những loài mối khó diệt Trung tâm
sử dụng kết hợp PMC 90 cùng với một số chế phẩm đã ứng dụng thành công
trong quá trình hoạt động Khoa học Công nghệ của tập thể lãnh đạo Trung
tâm. Chế phẩm diệt mối sinh học tận gốc được Bộ Khoa học Công nghệ đánh
giá cao.
+ Diệt mối là bài toán khó nan giải luôn phải tính toán không dễ dàng như chúng ta học nấu ăn.
+
Cách diệt mối có thể tự làm, hoàn toàn không khó nhưng đòi hỏi kinh
nghiệm, đòi hỏi chuyên môn trong lĩnh vực diệt mối, am hiểu về mối.
+
Thương thì sau khi khách hàng sau khi đã thử diệt mối bằng nhiều cách
khác nhau, mối không hết khi đó mới tìm đến các đơn vị chuyên môn. Tài
sản đã bị mối xông rất nặng, tổ mổi nhiều hơn so với lúc ban đầu khi
phát hiện thấy chúng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét