Một điều rất dễ dàng nhậnthấy đối với mạng xã hội Facebook nói chung và tại Việt Nam nói riêng, đó lànơi để giao lưu kết bạn, là tờ báo lá cải với rất nhiều thông tin khác nhau vớiđủ thể loại mà người dùng chỉ cần có một tài khoản trên Facebook để sử dụng vàbiết tất tần tật, không cần phải tốn thời gian tìm kiếm đến từng trang tin điệntử khác nhau. Thậm chí, Facebook còn là nơi để mọi người trở thành bà tám, ôngchín hay những "thánh" phán để phán xét người khác trong những tìnhhuống khác nhau. Còn rất nhiều thứ hỗn tạp khác để nói về mạng xã hội "Mặt Sách" lớn nhất thế giới, tuy nhiên có một vấn đề mà mình muốn đề cập đếnchính là số lượng bạn bè mà người dùng có được. Tùy theo chủ nhân mà một tàikhoản có thể chỉ vài trăm hay thậm chí lên đến hàng đơn vị ngàn (nghìn) bạn bè,nhưng liệu con số ấy có thật sự "chất lượng" ở ngoài thực tế hay chỉmang tính chất "sống ảo" để lấy danh với thiên hạ dù mình không phảilà người nổi tiếng nhưng vẫn đua đòi như người nổi tiếng?


Theo nghiên cứu gần đây nhất của nhà nhân chủng học Robin Dunbar cho biết, dựa vào số lượng bạn bè mà ông có được trên tài khoản Facebook cá nhân để xác định rằng trong thế giới thực tại thì trung bình chúng ta chỉ có thể duy trì ổn định khoảng 150 mối quan hệ bạn bè. Cũng từ nghiên cứu mới nhất của mình, Dunbar đã tiến hành khảo sát 3,375 người sử dụng Facebook trong độ tuổi từ 18 đến 65 tại nước Anh và kết quả thu được rằng, trung bình những thành viên có 150 người theo dõi cho biết họ chỉ có thể tin tưởng khoảng 4,1 trong số đó khi gặp vấn đề về cảm xúc, và chỉ khoảng 13,6 là từng tỏ thái độ thông cảm.

Những con số này cho kết quả khá sít sao so với nghiên cứu ngoại tuyến trước đó của Dunbar. Ông cũng cho biết thêm rằng, số lượng bạn bè thân thiết không có sự chênh lệch nhiều so với khảo sát ngoại tuyến trước đó. Việc sở hữu số lượng nhiều hơn 150 người theo dõi cũng không thay đổi được gì nhiều. Không chỉ vậy, những đối tượng chuyên dùng truyền thông trực tuyến không có sự liên kết ngoại tuyến nhiều hơn những người dùng bình thường, kể cả khi họ có xuất hiện nhiều hơn trên trực tuyến. Và mạng xã hội Facebook luôn khuyến khích người dùng kết bạn nhiều một cách bừa bãi, dẫn đến việc mức độ tương tác mối quan hệ với nhau sẽ ngày càng nhạt nhẽo dần đi nếu bản thân chủ tài khoản đó không biết kiểm soát. Một yếu tố khác cũng không lấy làm ngạc nhiên khi giới trẻ có hẳn cho riêng mình một trang Facebook cá nhân cực kỳ hoành tráng cùng số lượng bạn bè "khủng", trong khi đó với những người lớn tuổi thì ngược lại họ có số lượng bạn bè sống "thật" ngoài đời nhiều hơn so với những thành phần "sống ảo".


Từ những nghiên cứu cũng như kết quả thu được có thể rút ra một điều rằng, mỗi người trong chúng ta đều có giới hạn về thời gian và cảm xúc trong việc tương tác mạng xã hôi, kể cả khi trực trực tuyến hay không. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mạng xã hội không có những lợi thế nhất định. Cụ thể, các mạng xã hôi cho phép con người có thể gắn kết với những người khác trên toàn thế giới và duy trì tình bạn đó để làm động lực cho cuộc sống. Dù vậy, điều đó cũng có thể không đủ để tránh tình bạn dần mất đi nếu như chúng ta không củng cố nó bằng những lần gặp gỡ ngoài đời hay còn gọi là bớt sống "ảo".

Theo: Engadget