Khẩn khoản yêu cầu các bạn lắng nghe phiên bản này vì tác phẩm " Bà Mẹ Gio Linh" không có giá trị "giải trí" nên có cơ nguy sẽ bị lãng quên.
Đừng để những tác phẩm nghệ thuật này biến mất khỏi kho tàng "tri thức" .
Tội nghiệp cho lịch sử tranh đấu của dân tộc ta.
Tội nghiệp cho nghệ thuật vĩnh cửu.
Và, tội nghiệp cho chính chúng ta.
Gửi đến các bạn; Đoàn Thế Ngữ với " Bà Mẹ Gio Linh" của Phạm Duy.
"Bà Mẹ Gio Linh" được Phạm Duy sáng tác vảo năm 1948, dựa trên chuyện thật về một bà mẹ ở làng Mai Xá, Gio Linh, Quảng Trị, có con bị giặc Pháp chém đầu.
Bà mẹ đã nén đau thương đứng lên, đi lấy đầu con bị bêu ở trước cổng chợ đình làng Mai Xá, xã Gio Mai, huyện Gio Linh, Quảng Trị. Cái "thần hứng" của mẹ Gio Linh đã chắp cánh cho nhạc sỹ Phạm Duy sáng tác ca khúc "Bà mẹ Gio Linh". Niềm đau cá nhân của một bà mẹ đã trở thành niềm đau chung của một dân tộc và của những người căm ghét chiến tranh.
Hồi ấy,
Trong chuyến công tác vào chiến trường Bình Trị Thiên, Phạm Duy đã đi qua làng Mai, được nghe và gặp hình ảnh bà mẹ Gio Linh với câu chuyện đau thương gây chấn động đó. Mẹ Diêu Cháu, với gương mặt đã mang nhiều nếp nhăn của thời gian nhưng đối với Phạm Duy vẫn "đẹp như một vị thánh", đã xâm chiếm cả cõi lòng Phạm Duy, khiến ông lúng túng không biết nói năng gì, đành nhờ người đưa đường nói hộ.
Phạm Duy vốn đã "nói như két" mà giờ "câm như hến" thì không phải chuyện đùa, các bạn nhỉ.?
Mẹ dẫn Phạm Duy đi qua một rặng tre làng để tới chợ làng Mai. Mẹ kể giặc Pháp ở đồn Nhĩ Hạ bắt được hai anh Nguyễn Đức Kỳ, xã đội trưởng xã Linh Hưng (nay là xã Gio Mai) và anh Nguyễn Phi, cán bộ bình dân học vụ ở miếu Đôi ngoài đồng Mai Xá giải về đồn tra tấn, rồi hành quyết chặt đầu hai anh, đem cắm ở trước cổng chợ đình làng Mai Xá Chánh ngày 16/8/1948. Ông Trương Ký Túc, người làng Mai Xá, lúc đó chỉ là một cậu bé chăn trâu, phát hiện đầu tiên bi thương này, nhớ lại: "Sáng đó, lúc 4 giờ, tôi dậy đi lùa bò. Do bò chạy vào đình làng, tôi phải vào lùa, chợt thấy hai đầu người bị cắm trên đòn xóc trước đình. Tôi vuốt vào cái đầu người thấy láng mượt, sợ quá, tôi vội quay ra, bị bò đạp lên chân làm toe cả móng chân. Chỗ móng chân bị bò đạp vẫn còn in dấu đến nay".
Dã man hơn thời trung cổ là bêu đầu, giặc Pháp còn lấy dầu bi-đăng-tin xức lên đầu hai chiến sỹ theo kiểu "hoa lệ".
Để tránh Tây lùng sục, các mẹ đưa đầu hai anh về giấu kín trên tra, gần nóc nhà, sau đó nhờ người đóng những chiếc hòm hình vuông khâm liệm hai anh rồi đem chôn vào đêm đó. Ba đêm sau, tại nhà mẹ Cháu, bộ đội đã về cùng bà con quây quần làm lễ truy điệu cho các anh, sát nách đồn giặc làng Mai Xá.
Đến khoảng năm 1952 - 1953, gia đình mới đi tìm ra được xác hai anh đem về chôn.
"Mẹ già cuốc đất trồng khoai, nuôi con đánh giặc đêm ngày, cho dù áo rách sờn vai, cơm ăn bát vơi bát đầy, hò ơi ơi ới hò... Mẹ già tưới nước trồng rau, nghe tin hàng xóm kêu gào, quân thù đã bắt được con, mang ra giữa chợ cắt đầu, hò ơi ơi ới hò, nghẹn ngào không nói một câu, mang khăn gói đi lấy đầu".
Hình ảnh bộ đội quây quần bên bà mẹ Gio Linh sau cái chết của con mẹ đã chắp cánh cho Phạm Duy viết nên những nốt nhạc đau thương:
Bà mẹ Gio Linh, trong bài nhạc, đã nghe được bài hát. Mãi mười năm sau, khi có nhóm văn công đi qua làng, bà cụ còn hỏi thăm tin tức cậu nhạc sĩ trẻ tuổi ngày xưa. Sau này, năm 2003, khi về thăm Việt Nam, Phạm Duy có trở lại Gio Linh thăm bà.
Nhưng phải đến 2005, sau khi Phạm Duy được phép hồi hương, "Bà Mẹ Gio Linh" mới được phép "phổ biến".
Đến bao giờ các nhà "phân tích, kiểm duyệt, phán đoán" nghệ thuật mới hiểu được sự khác biệt giữa "tác giả" và "tác phẩm"????
Nhưng mẹ Gio Linh, một người mẹ Việt Nam, gần 7 thập kỷ trước, trên một mảnh đất nhọc nhằn, nghèo khó của quê hương chúng ta đã hiểu rằng năm ngón tay có ngón ngắn, ngón dài, nhưng ngắn dài đều trên một bàn tay.
Trong phiên bản này, hai ca sĩ thể hiện nhất nhì bản này, theo tôi, là Thái Thanh và T. H.. Tuy nhất và nhì, nếu các bạn nghe kỹ, T. H. phải ngồi dưới Thái Thanh vài chiếu. Ít nhất là khi hát bản "Bà Mẹ Gio Linh" này.
T. H. thì chắc là cô cần thể hiện chất giọng opera nên "Bà Mẹ Gio Linh" của cô nghe ngọt như ..mía hấp, thanh thoát và truyền cảm như đang hát ... "Ô Mê Ly" của Văn Phụng. Đó là chưa kể đến việc cô vô tình, quên hoặc ... tự tiện đổi nhiều chữ của nguyên bản.
Câu "... mẹ mừng con đánh giặc hay" đã bị cô đổi lại là "...mẹ mừng con giết nhiều Tây". Sự đổi lời này, quá cường điệu, quá hận thù, đã làm sai lệch đi ý nghĩa của bi kịch "Bà Mẹ Gio Linh" của Phạm Duy.
Trịnh Công Sơn và Phạm Duy là những huyền thoại khi xử dụng ca từ nhưng khác nhau ở chỗ Trịnh Công Sơn là "thiên tài chữ nghĩa" và Phạm Duy là "nhân tài chữ nghĩa". Trịnh Công Sơn dùng chữ dễ dàng như thuận tay móc túi lấy ra từ kho chữ của ông. Phạm Duy thì ngược lại, mỗi chữ ông dùng đều được cân nhắc, trăn trở rất lâu.
Trịnh Công Sơn viết nhạc với ý nghĩ "nghệ thuật vị nhân sinh". Lời của ông phảng phất trong hồn người nghe và người hát để ai cũng có cảm nhận riêng cho mình.
Phạm Duy thì đứng ở phía bên kia đường. Ông làm nhạc "nghệ thuật vị nghệ thuật". Ông so đo, chỉnh sửa từng chữ, câu nào dùng trước, chữ nào xướng sau rồi ... dí vào mặt người nghe, vào mồm người hát.
Ý ... kiến là ý người khác.
Ý ... voi là ý của ông.!
Thật thất vọng khi nghe T. H. " .... hò ơi ới hò" vì tôi liên tưởng tới giọng của một cô .. lái đò. Phí của cho một giọng hát tuyệt vời.!
Thái Thanh thì tuyệt diệu. Giọng hò của cô đầy nước mắt, đầy uất nghẹn của một trái tim bị bóp nghẹt. Không khóc được, không nói được, nỗi đau khổ mênh mông đã đánh cắp tất cả ngôn từ, đã đóng băng tất cả xúc cảm của con người trong một bà mẹ khi mất đứa con duy nhất cho chiến tranh. Đó là lúc độc nhất để người ca sĩ mượn sự diệu kỳ của ngôn từ, hay nói cho chính xác là sự thiếu vắng của ngôn từ, dùng tiếng hát của mình để khóc thay cho bà mẹ Gio Linh. Đây là chỗ để "xuất thần", không phải chỗ để "nhập thế".
T. H. là dân Thái ... lọ, nơi mà phát âm chữ "r" và "s" đúng và đẹp nhất nước nhưng trong bài này, chữ "ra công" cô hát thành "gia công".
Việt Nam 1948 chứ không phải 2016, chúng ta đã chưa bao giờ phải cong lưng "gia" công cho đứa nào cả.!!!
Chữ "sớm tối" đáng lẽ phải hát đúng giọng là "shớm tối" thì cô lại hát thành "xớm tối". Mồ ma Phạm Duy, có linh thiêng thì về đây mà nghe cô này hát nhạc của ông nhá.!!
T. H. cũng không thể hiện được câu " con, con, con ơi" của Phạm Duy như Thái Thanh. Câu của Phạm Duy là lời mời vang vọng, đẫm chất đợi chờ những ghé thăm của những đứa con nuôi những ngày sau. Phạm Duy đã cố ý lập lại chữ "con" đến ba lần.!
T. H. thì hát như .... tiễn chân.!!!!
" Đêm nghe xa xa, có tiếng súng oán thề". Một câu bi thương, lộng lẫy như thế thì cô lại hát là " ... có tiếng súng lắng về". Xa xa, lắng về mà mẹ Gio Linh còn nghe được thì hẳn sau khi " gia công", mẹ Gio Linh đã đủ tiền mua máy .. trợ thính??
Ô hô, ai tai, chắc hẳn tiền nhân đã có thâm ý khi dùng từ "hát hỏng".
Vì hát như thế này thì ..... hỏng.!
Đủ với T. H. và " Bà Mẹ Gio Linh" của "cô" rồi. Nếu không các bạn lại bảo là chắc tôi có "oán thề" với cô này từ kiếp trước.!
Mặt tôi thộn ra như thế này khi nghe cô ấy hát:
Nhà văn Thụy Khê kể lại;
"Trong một lần chuyện trò, Thái Thanh giọng trùng xuống:
"Với một bà mẹ bình thường, con cái đã là một gánh nặng lớn, huống gì lại còn trong thời chiến tranh nữa. Cái bi kịch này ghê gớm quá. Lần nào hát Bà mẹ Gio Linh, tôi cũng khóc".
Và lần nào trình diễn bản này, cô làm cho tất cả thính giả không ai cầm được nước mắt.
Nghệ thuật là thế đấy. Phạm Duy và Thái Thanh sẽ đưa các bạn về ngày đau thương nhất trong cuộc đời của "Bà Mẹ Gio Linh".
Cũng đủ rồi,
Chúng ta hãy cùng nghe Đoàn Thế Ngữ bình luận " Bà Mẹ Gio Linh" mà nước mắt ngắn, dài nhưng, như thông lệ, chàng ta vẫn không quên .. thúc cùi chỏ Ý Lan vài nhát.!
Và tôi đố các bạn, đôi mắt kẻ nào sẽ không mờ sương phủ.
http://www.fshare.vn/file/69JMA96R3TME
Chú thích;
1.- Bạn nào nếu đồng cảm, khi nghe xong, nhớ để lại một vài comment cho "nồi cơm Thạch Sanh" này còn được hiện lại trên diễn đàn cho các newbies khác nha.
Bằng không thì cứ việc hát tiếp bản "Tình Lờ". Không chết thằng tây đen nào cả.
2.- Những links khác cho các bạn thích những thứ lẩn thẩn tương tự:
70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Lê Uyên Phương
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1091495
70 năm trong tình ca Việt Nam - Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1087760
Đoàn Thế Ngữ với Như Chiếc Que Diêm của Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1090622
70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Nguyễn Ánh 9
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1089048
"Đoàn Thế Ngữ với "Tình Ca" của Phạm Duy, thân phận Kiều của Nguyễn Du và vua Gia Long nghi án"
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1092600
70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 1
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1093706
70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 2
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1094602
70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần cuối
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1095894
70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Vũ Thành An
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1107470
http://www.hdvietnam.com/diendan/showthread.php?t=1108651&p=8530778&highlight=#post8530778
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét