Với một ngọn nến, thắp để tiếc thương về sự ra đi của Anh Bằng.
Giới thiệu đến các bạn "70 năm tình ca trong tình ca Việt Nam : Anh Bằng."
Tracks List;
01. Dù Nắng Có Mong Manh ....... Don Hồ.
02. Bây Giờ Còn Nhớ Hay Không... Như Quỳnh & Lâm Nhật Tiến
03. Mai Tôi Đi ............................Nguyễn Hồng Nhung
04, Nỗi Lòng Người Đi..................Ngọc Quy
05. Anh Còn Yêu Em....................Lâm Thúy Vân
06. Bướm Trắng..........................Vũ Khanh.
07. Ai Bảo Em Là Giai Nhân...........Gia Huy
08. Anh Cứ Hẹn...........................Hà Thu Hiền
09. Từ Độ Ánh Trăng Tan..............Nguyên Khang
10. Khúc Thụy Du........................Hồ Hoàng Yến
11. Nếu Vắng Anh........................Mỹ Linh
12. Nét Son Buồn........................Tuấn Anh
13. Lời Tình Băng Giá...................Lâm Thúy Vân
14. Nước Mắt Một Tâm Hồn...........Elvis Phương
15. Sầu Lẻ Bóng..........................Lệ Quyên
16. Tango Dĩ Vãng.......................Ý Lan
17. Tango Tím............................Hà Thanh Xuân
18. Tình Lẻ Loi...........................Như Quỳnh
19. Hạnh Phúc Lang Thang..........Hồ Hoàng Yến
20. Kỳ Diệu...............................Nguyên Khang
21. Trúc Đào.............................Lệ Quyên
22. Anh Còn Nợ Em....................Đức Thịnh
23. Anh Có Nghe Mưa Rơi............Thiên Kim
Anh Bằng tên thật là Nguyễn An Bường, sinh năm 1926 tại Thanh Hóa. Như thế, ông là một trong những nhạc sĩ cao tuổi lác đác còn lại với chúng ta cho đến gần đây. Dẫu vậy, đã "cổ lai hy" từ lâu, lâu lắm rồi, nhưng chúng ta vẫn còn nghe được những sáng tác mới của ông. nếu ta xem tất cả những gì ông viết sau 1975 là, "sáng tác mới".
Trước 1975, Anh Bằng được xem là tác giả " ăn khách" nhất miền Nam. Các nhà xuất bản lũ lượt đặt hàng" để dành quyền xuất bản các ca khúc của ông, kể cả cho những bài ông ... chưa viết.!
Anh Bằng có sức sáng tác rất phong phú. Ngoài những tác phẩm riêng dưới tên ông hoặc dưới những tên khác như Mạc Phong Linh và Mai Thiết Lĩnh, ông còn viết chung với Lê Dinh và Minh Kỳ, dưới tên Lê Minh Bằng.
Ca khúc nổi tiếng nhất của ông có lẽ là "Nguyện Cầu".
Bài này được viết vào những năm cuộc chiến trên đất nước chúng ta trở nên thảm khốc nhất. Ca từ của bàn này đã trở thành một cái gì đó, không diễn tả được nhưng giống một dấu tích của một thời đen tối, hằn sâu trong ký ức của rất nhiều người.
Hùng Cường là ca sĩ trình bày bản này đạt nhất.
" Hãy lắng tiếng nói
vang trong tâm hồn mình, người ơi....
... tôi đi chinh chiến bao nhiêu năm trường miệt mài
Và hồn tôi mang vết thương
vết thương trần ai...
.. Có những lúc tiếng chuông đêm đêm vang vọng từ rừng sâu
Rưng rưng tôi chắp tay nghe, hồn khóc đến rướm máu....
.. Buồn gục đầu,
Nghẹn ngào cho non nước tôi trăm ngàn u sầu..."
Không như Trịnh Công Sơn, đứng ngoài lề cuộc chiến, đây là ca từ của nột kẻ dấn thân trong cuộc chiến.
Nhà văn Nguyễn Thụy Long có kể lại trường hợp một người tử tù trong trại cải tạo sau biến cố 1975 đã hát bản này trong đêm trước ngày bị hành quyết. Những nguời khác cũng nói rằng họ cũng đã hát bản này trong những đêm chờ chuyển trại.
Một bài hát được người ta chọn để hát vào những lúc này, hẳn không phải chỉ là sự tình cờ.
Không biết người ta nghĩ gì khi hát.?
Bản nhạc đầu tay của Anh Bằng được phổ biến là "Nỗi Lòng Người Đi".
Tuy nhiên có những tranh luận về nguồn gốc của bản nhạc này.
Số là có một nhân vật tên là Khúc Ngọc Chân, sau này, nhất định bản "Nỗi Lòng Người Đi", chính ông mới là tác giả với cái tên đầu tiên là" Tôi xa Hà Nội".
Khúc Ngọc Chân sinh năm 1936 tại phố Tô Tịch – Hà Nội. Ở Hà Nội, khi ông Chân vào thanh xuân cũng là khi cuộc chiến đấu chống Pháp của chúng ta sắp vào hồi kết. Bởi vậy, các thanh niên Hà Nội nơm nớp sợ bị bắt lính, tống ra các chiến trường. Để thoát khỏi cảnh cưỡng ép này, gia đình đã nhờ người thân xin cho ông vào làm nghề sửa chữa máy vô tuyến điện trong thành Hà Nội. Vốn yêu âm nhạc, ông Chân tìm đến học đàn với thầy Wiliam Chấn ở gần Hồ Tây. Lúc ấy, cả nhạc sĩ Đoàn Chuẩn và Tạ Tấn cũng đều đến học thầy Chấn. Trong lớp học, ông Chân quen với một thiếu nữ Hà Nội tên là Nguyễn Thu Hằng. Rồi tình yêu nhen lửa và, họ đã có những ngày đầu yêu thương thật thơ mộng bên bờ Hồ Gươm
Sau thất bại ở Điện Biên Phủ, Pháp ký hiệp định Genève. Ông Chân theo gia đình về quê. Khi trở về Hà Nội, ông Chân mới biết gia đình người yêu đã xuống Hải Phòng, chờ di cư vào Nam. Ông tìm xuống Hải Phòng , tiễn nàng xuống tàu. Những ngày đó, Khúc Ngọc Chân viết "Tôi xa Hà Nội", viết lại những gì đã bâng khuâng trong suốt những ngày tháng qua, những ngày tháng xa Hà Nội:
"Tôi xa Hà Nội năm lên mười tám khi vừa biết yêu
Bao nhiêu mộng đẹp yêu đương thành khói bay theo mây chiều
Hà Nội ơi! Nào biết ra sao bây giờ
Ai đứng trông ai bên hồ
Khua nước chơi như ngày xưa"
Khi ấy chàng tròn 18 tuổi và nàng,16 tuổi
Ông Chân kể rằng khi viết "ngậm đắng nuốt cay nhiều rồi" là viết rất thực về những ngày luồn lủi, nơm nớp sợ bắt lính, sống không yên chút nào trong lòng Hà Nội bị tạm chiếm. Đến khi ông viết" Sài Gòn ơi! Mộng với tay cao hơn trời" cũng là tưởng tượng về cánh tay giơ cao của Nữ thần Tự Do. Ông viết trong một thầm ước mong manh cho ngày gặp lại không biết đến khi nào. Viết vì thương nàng cô đơn giữa Sài Gòn hoa lệ:
"Hôm nay Sài Gòn bao nhiêu tà áo khoe màu phố vui
Nhưng riêng một người tâm tư sầu não đi trong bùi ngùi"
Ca khúc được viết xong,chàng đã tập cho nàng hát thuộc lòng, hát đi hát lại đến chan chứa cảm xúc. Khi ấy đã là cuối tháng 11.1954.
Nàng và gia đình xuống tàu há mồm di cư vào Nam còn chàng thì quay về, rồi trở lại Hà Nội.
Khi vào Sài Gòn, vì mưu sinh, với khả năng văn nghệ, nàng đã đến đầu quân cho một phòng trà. Ca khúc của chàng đã được nàng hát trong những đêm thương nhớ. Và đương nhiên, một ca khúc hay như thế chắc đã lọt vào sự thẩm âm của nhiều nhạc sĩ lúc đó cũng đã lìa xa Hà Nội.
Ở lại Hà Nội, ông Chân vào học cello ở Trường Âm nhạc Việt Nam. Khi tốt nghiệp thì về công tác tại dàn nhạc Giao Hưởng. Ngày thống nhất đất nước, khi dàn nhạc Giao Hưởng vào biểu diễn ở Sài Gòn vừa giải phóng, ông Chân đi tìm người yêu qua họ hàng thân thiết thì biết tin người yêu đã mất năm 1969. Chính vì người yêu đã mất, nên ông không sao hiểu nổi bằng cách gì mà ca khúc "Tôi xa Hà Nội" của ông lại lọt vào tay nhạc sĩ Anh Bằng và phổ biến “quá trời” tại Sài Gòn. Ông Chân nói rằng đó là điều may mắn vì nếu khi ấy, ca khúc này lan ra mà lại ghi tên ông là tác giả, chắc ông khó mà ngồi yên ở dàn nhạc cho đến khi về hưu.
Trên đây là phần tự sự của ông Khúc Ngọc Chân.
Về phần Anh Bằng, vốn đã ít nói và khiêm tốn hết mực, ông không tuyên bố gì về việc này nhưng có điều hơi khó hiểu là Anh Bằng sinh năm 1926. Điều này có nghĩa là năm 1954, ông đã ... 28 tuổi và, ông đã có gia đình năm .. 20 tuồi. Anh Bằng là người Ninh Bình và với những khó khăn di chuyển thời tao loạn, có lẽ cho đến lúc nàng di cư, ông chắc cũng chưa biết nước Hồ Gươm .. trong đục như thế nào. Hơn thế nữa, giai điệu của "Nỗi Lòng Người Đi" khác hoàn toàn với thể nhạc thời trang mà ông nổi tiếng với sau này.
Một nhà phê bình âm nhạc "nặng ký" miền Nam có có lần lên tiếng.
Thôi thì, sư nói sư phải, vãi nói vãi hay. Ta cứ thưởng thức dòng nhạc Anh Bằng đã. Trăm năm sau còn chả ai biết Tố Như là ai, huống hồ gì đến một nỗi lòng của người đi hay ... kẻ ở.!
Chú thích:
1- Như thường lệ, xin cám ơn tiên sinh Hoài Nam và Nguyễn Đình Toàn về những trích lục dùng trong phiên bản này.
2.- Phiên bản này dài hơn 2 giờ nên được chia ra 2 phần cho những bạn nào muốn thâu vào CD:
3.- Thường thì nhạc "thời trang", chạy theo thị hiếu quần chúng được xem là nhạc rẻ tiền đối với giới kén chọn. Điều đó không phải là vô căn cứ vì có quá nhiều ca sĩ rẻ tiền với giọng ca rẻ tiền, trình diễn một cách rẻ tiền, hướng đến những đôi tai rẻ tiền nên âm nhạc mới rẻ tiền. Với sự chọn lọc kỹ càng, tôi không nghĩ là các bạn sẽ tìm ra sự rẻ tiền trong phiên bản này.
4.- Các bạn có thể download link dưới đây cho phần nhạc, không có lời bình luận của Hoài Nam. Như thường lệ, không ku kiếc gì cả, un-rar là xong.
4.- Vì phải cắt xén vài đoạn bình luận có tí mùi ...chính chị, chính em nên có vài chỗ Hoài Nam sẽ phải ... lúng ba, lúng búng, các bạn bỏ qua nha.!
Nghe xong, nếu thấy thích, nhớ re-up hay để lại vài comments cho topic này khỏi lùi vào trang thứ ..100, trong vòng vài ngày.
5.- Links cho các bạn mới:
70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Lê Uyên Phương
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1091495
70 năm trong tình ca Việt Nam - Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1087760
Đoàn Thế Ngữ với Như Chiếc Que Diêm của Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1090622
70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Nguyễn Ánh 9
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1089048
Đoàn Thế Ngữ với "Tình Ca" của Phạm Duy, thân phận Kiều của Nguyễn Du và vua Gia Long nghi án
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1092600
70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 1
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1093706
70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 2
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1094602
70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần cuối
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1095894
70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Vũ Thành An
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1107470
Đoàn Thế Ngữ với " Bà Mẹ Gio Linh" của Phạm Duy
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1108651
Đoàn Thế Ngữ với với Áo Lụa Hà Đông của Ngô Thụy Miên
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1095187
70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Trúc Hồ
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1110892
http://www.hdvietnam.com/diendan/183-nhac-viet-nam/1112738-v-70-nam-tinh-ca-trong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét