"Không, không, tôi không còn yêu em nữa". Dòng chữ đầu tiên trong bản nhạc đầu tay của Nguyễn Ánh 9.
"Tình đằu đâu dễ quên". Dòng chữ cuối cùng trong sáng tác cuối cùng của Nguyễn Ánh 9.
Ta vie, c'est une histoire d'amour, Mr. Nguyễn Ánh 9.
Xin gửi đến những ngưới yêu nhạc: 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, phiên bản Nguyễn Ánh 9.
[IMG][url=https://flic.kr/p/yWZK2X]/IMG]
Phiên bản này được dựa trên chương trình "70 năm tình ca trong tân nhạc Viet Nam", phát thanh từ Radio SBS, Australia; Hoài Nam biên soạn và thuyết minh.
Nguyên bản
22 phút
Tracks List:
Biệt Khúc
Lối Về
Cô Đơn
Phiên Bản Đính kèm
2 giờ 1 phút
Tracks List:
Cô Đơn .......................... ... Tấn Minh, Saxophone:Quyền Thiện Đắc
Ai Đưa Em Về .................... Nguyễn Ánh 9
Không ................................. Elvis Phương
Ni ( Không ) ... Teresa Teng (Đặng Lê Quân)
Ai Đưa Em Về .......................... Thụy Long
Một Lời Cuối Cho Em ................. Quỳnh Lan
Trọn Kiếp Đơn Côi ....................... Ngọc Anh
Tình Khúc Chiều Mưa ....................... Lệ Thu
Mùa Thu Cánh Nâu .................... Hồng Hạnh
Kỷ Niệm ................................... Quỳnh Lan
Buồn Ơi Chào Mi ..................... Nguyên Thảo
Cho Ngưòi Tình Xa ..................... Hoàng Kim
Tiếng Hát Lạc Loài ....................... Xuân Phú
Ai Đưa Em Về ........................... Quỳnh Lan
Biệt Khúc ................................... Trọng Bắc
Mênh Mông Tình Buồn ............. Nguyên Thảo
Xa Vắng Tiếng Dương Cầm ............ Diệu Hiền
Bơ Vơ ......................................... Diệu Hiền
Lối Về ..................................... Trần Thu Hà
Tình Yêu Đến Trong Giã Từ ....... Hương Giang
Cô Đơn ................................... Trần Thu Hà
[IMG][url=https://flic.kr/p/zccABj][/url[/IMG]
Tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh ngày 1 tháng 1 năm 1940 tại tỉnh Phan Rang, Việt Nam Ông là út trong một gia đình khá giả có ba người con. Gia đình Nguyễn Đình Ánh chuyển đến Nha Trang và năm ông 11 tuổi thì vào Sài Gòn.
Nguyễn Đình Ánh theo học trường Taberd đến năm 1954 rồi lên Đà Lạt, ở nội trú trường Yersin cho đến năm 1958. Ông bỏ nhà đi năm 18 tuổi để theo đuổi con đường âm nhạc. Ông tập chơi dương cầm từ nhỏ và trong thời gian học ở Đà Lạt, Nguyễn Đình Ánh có quen biết với nhạc sĩ Hoàng Nguyên và được Hoàng Nguyên dìu dắt vào con đường âm nhạc.
Sau khi tốt nghiệp Tú tài 2, qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Ông cũng cộng tác với chương trình Tiếng hát sinh viên do Duy Trác thực hiện. Từ đó, Nguyễn Ánh 9 đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng và những ban nhạc thanh niên.
Nguyễn Ánh 9 bắt đầu sự nghiệp viết nhạc một cách rất tình cờ trong một chuyến đi Nhật biểu diễn cùng ca sĩ Khánh Ly. Sau buổi diễn tại hội chợ Osaka, khi cùng với Khánh Ly đứng chờ thang máy lên phòng khách sạn, thấy người bạn mình mang vẻ mặt buồn buồn, Khánh Ly lên tiếng hỏi: "Còn thương nó không bạn?", ý muốn hỏi về một người bạn gái quen biết Nguyễn Ánh 9 vào thời đó. Sẵn cây guitar trên tay, Nguyễn Ánh 9 gảy ngay rồi cất tiếng hát: "Không! Không! Tôi không còn, tôi không còn yêu em nữa...". Khánh Ly đề nghị ông soạn nhạc phẩm này. và ông đã hoàn tất nhạc phẩm đầu tiên của mình trong một tiếng đồng hồ.
Ca khúc "Không" được Khánh Ly thu lần đầu trong đĩa nhựa của hãng đĩa Tình ca quê hương.
Cũng nên biết thêm là, chính tại quê nhà, nữ ca sỹ tài hoa Đặng Lệ Quân, tức Teresa Teng, đã có lúc nổi tiếng với ca khúc Không, phiên bản Đài Loan này được đặt cái tên cũng ngắn gọn như bản gốc: Ni (Anh).
Ca khúc Ni ra đời sau chuyến lưu diễn của nữ danh ca này tại Sài Gòn tháng 7/1973. Trong suốt một tháng lưu lại Việt Nam, Đặng Lệ Quân cảm động bởi tình cảm của người hâm mộ dành cho mình và nàng đã bị chinh phục hoàn toàn bởi ca khúc Không của nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9. Nữ danh ca đã chọn bái hát này để trình diễn và lấy lòng được khán giả hâm mộ Việt Nam.
Không dừng lại tại đó, sau khi trở về, Lệ Quân đã đặt lời tiếng Hoa cho ca khúc, đem biểu diễn khắp các sân khấu tại Nhật Bản và Đài Loan và nhận được sự ủng hộ của khán giả. Ca khúc Ni (Anh) cũng được đưa vào album tưởng nhớ nữ ca sỹ tài hoa bạc mệnh này.
Ngoài "Ni" được thể hiện dưới giọng hát của ‘họa mi’ Đặng Lệ Quân, ca khúc "Không" còn được dịch sang tiếng quan thoại với hai phiên bản của Dương Tiểu Bình và Ưu Hùng thể hiện.Nội dung tương tự, ca từ khác đi đôi chút song ca khúc "Không" do giọng ca Ưu Hùng thể hiện , Dĩ Anh viết lời kém nổi tiếng hơn.
Nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 không lấy làm phiền lòng khi ca khúc của mình bị các ca sỹ đặt lời 'tùy tiện' như vậy, ông chỉ cười hiền từ và nói: 'Đối với tôi, bài hát của mình đến được với đông đảo người nghe, được khán giả yêu thích, đó đã là cái giá được trả lớn nhất rồi.."
"Không" cũng trở thành một trong những nhạc phẩm gắn liền với cuộc đời ca hát của Elvis Phương, cũng như một số ca khúc khác của Nguyễn Ánh 9 như "Ai đưa em về", "Chia phôi", "Lời cuối cho em",... được Elvis Phương trình bày thường xuyên trên sân khấu của vũ trường Queen Bee tại thành phố Sài Gòn vào đầu thập niên 1970.
Những năm đầu thập niên 1970, Nguyễn Ánh 9 cộng tác với nhiều vũ trường lớn ở Sài Gòn. Ông đã từng đệm dương cầm cho những ca sĩ nổi tiếng như Khánh Ly, Thái Thanh. Trong một cuộc phỏng vấn, Nguyễn Ánh 9 đã nói ông mê nhất được đệm đàn cho hai danh ca này. Cũng thời gian đó, ông viết thêm một vài nhạc phẩm nổi tiếng khác như "Mùa thu cánh nâu", "Đêm tình yêu".
Sau tháng 4 năm 1975, thời gian đầu ông có đi diễn ở các tỉnh với đoàn văn nghệ của Duy Khánh cùng với nhạc sĩ Quốc Dũng. Từ 1976, ông làm nhân viên kiểm soát xe lưu thông tại Xa cảng miền Tây cho đến năm 1978. Một thời gian Nguyễn Ánh 9 có mở một lớp dạy dương cầm.
Năm 1982, Nguyễn Ánh 9 trở lại với âm nhạc; ông tiếp tục tham gia các chương trình hòa tấu và biểu diễn dương cầm ở nhiều nơi. Nguyễn Ánh 9 còn được mời viết nhạc nền cho một số phim như Mảnh tình nghiệt ngã, Mênh mông tình buồn. Những năm cuối thập niên 1980, đầu thập niên 1990 Nguyễn Ánh 9 có viết thêm một số ca khúc nữa như "Tình yêu đến trong giã từ", "Mênh mông tình buồn", "Cho người tình xa" và "Cô đơn".
Nguyễn Ánh 9 vẫn biểu diễn mỗi tối thứ bảy & chủ nhật tại Cà phê Hi-END OVERTURE, 109 Trần Quốc Toản – F7 – Q3 -TPHCM
Với 60 năm với âm nhạc, nhạc sỹ Nguyễn Ánh 9 cho rằng thị trường âm nhạc Việt Nam hiện nay chỉ có giải trí. Ông nói:
"Việt Nam hiện tại chỉ có giải trí, không có nghệ thuật. Bây giờ, nhạc để xem nhiều hơn là để nghe. Người ta làm giải trí kiếm tiền, coi qua rồi bỏ chứ hiếm người tâm huyết làm nghệ thuật. Điều này khiến tôi buồn lắm vì con đường nghệ thuật của mình không có những người chung chí hướng để làm tốt vai trò nghệ sỹ.
Hồi xưa, người nhạc sỹ viết ca khúc từ những cảm xúc thật của họ, họ viết ra để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn cho mọi người chứ họ không viết nhạc để bán. Còn bây giờ, nhạc sỹ viết nhạc theo yêu cầu đơn đặt hàng nên âm nhạc không có hồn, không có cảm xúc thật của người sáng tác.
Ca sỹ bây giờ đa số chỉ chú trọng ăn mặc, make-up cho đẹp và lên sân khấu hát thì sau lưng có một đám múa. Nhưng ít chú trọng đến xúc cảm âm nhạc, không để tâm hồn vào bài hát.
Hồi xưa, có những giọng ca còn để tiếng đến bây giờ như Lệ Thu, Thanh Thúy, Thái Thanh… nhưng bây giờ những ca sỹ hát giọng tốt đếm trên đầu ngón tay, đã vậy lại bị vướng vào kỹ thuật thanh nhạc.
Tôi nói có lẽ sẽ đụng chạm đến những người học thanh nhạc. Người ca sỹ học thanh nhạc hát phải phát âm cho tròn chữ, và cố gắng đưa giọng mình cho tròn trịa, giọng ngân cao vút… nhưng quá mải lo kỹ thuật nên hát không có cảm xúc!
Nhiều ca sỹ hát hay nhưng chưa nổi được, tại vì bây giờ còn phụ thuộc vào công nghệ lăng xê. Khán giả cũng bị ảnh hưởng bởi phim ảnh Hàn Quốc nhiều quá, 10 cái clip của Hàn Quốc thì 11 cái có nhảy rồi! Cái đó gọi là âm nhạc giải trí, nghe qua rồi bỏ, khác xa với nghệ thuật.
Tôi thấy giới trẻ bây giờ nghe nhạc vô tội vạ, nghe theo phong trào, chạy theo lai căng ngoại quốc nhiều quá nên không còn bản chất.
Tôi chỉ mong muốn duy nhất là có nhiều nghệ sỹ tử tế và người nghe nhạc tử tế. Tất cả những gì cứ để thử lửa đi, đốt cách mấy thì vàng cũng vẫn là vàng. "
Hầu như sáng tác của Nguyễn Ánh 9 đều lấy cảm hứng từ người tình đầu tiên, riêng những ca khúc Cô đơn, Bơ vơ, Tiếng hát lạc loài là dành tặng Khánh Ly. Cô Đơn kết bằng đoạn: “cô đơn, bơ vơ, tiếng hát lạc loài” - cô đơn cho Nguyễn Ánh, bơ vơ chung cho hai người, còn tiếng hát lạc loài là dành Khánh Ly.
“Khi tôi viết bài Cô đơn, người ngoài hiểu đó là cô đơn trong tình yêu, người trong nghề hiểu đó là sự cô đơn trong nghề nghiệp, khi không còn người chia sẻ với mình. Anh em sống gần nhau, có thể có những tình cảm trên mức bình thường một chút nhưng nhìn nhau là đủ rồi. Sau mấy chục năm gặp lại, cũng chỉ cần cầm tay là có thể hiểu hết những gì muốn nói. Những cái trên tình yêu đã trở thành tri kỷ” -
Nguyễn Ánh 9 rưng rưng.
https://www.fshare.vn/file/B4EB4D7MA95O
Vài lời về phiên bàn đính kèm:
1.- Những lựa chọn trong phiên bản này là đúc kết sau nhũng lần được hân hạnh tiếp chuyện với Nguyễn Ánh 9 và được ông cho biết, rất tế nhị, là những giọng ca ông đắc ý nhất khi trình diễn những bản này.
2.- Nếu bạn nào muốn thưởng thức sự tuyệt vời, và có điều kiện, các bạn không thể bò qua mà không download phiên bản " Lặng Lẽ Tiếng Dương Cầm", Vinyl Rip 24bit -192Khz của Langthang33. Đây là một trong 10 CD phải nghe trước khi chết, theo tôi. Cám ơn Langthang33 nha vì nếu chưa có thì tôi vẫn do dự, không hoàn tất được phiên bản này. Khi nghe được, đúng ra là ... không nghe được, những đoạn im lặng, tối đen mà chỉ có analog của Vinyl mới có được, chúng ta mới cảm nhận được bơ vơ và cô đơn của Nguyễn Ánh 9 đến mức nào
3.- File này không có cue, không thể có cue và không được có cue vì các bạn phải nghe từ đầu đến đuôi, trong môt khung cảnh yên lặng. Sẽ có người, sau hơn 2 giờ, trách là " sao mà ngắn thế " nhưng tôi chỉ làm được đến thế này thôi. 60 năm tâm huyết của nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đấy. Các bạn có 2 tiếng đồng hồ để nghe ông kể chuyện tình đời ông.
http://www.hdvietnam.com/diendan/183-nhac-viet-nam/1089048-v-70-nam-tinh-ca-trong.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét