Khi tốc độ của bài hát hòa nhịp cùng động thái của cơ thể, phép màu xảy ra khiến cho con người cảm thấy được tiếp thêm năng lượng. Lý thuyết này đã được các nhà khoa học chứng minh và chúng ta có thể ứng dụng vào cuộc sống thường ngày.
Có lẽ bạn đã từng nghe khái niệm BPM (số nhịp/phút) trong các thiết bị theo dõi quá trình chạy bộ của người dùng. Bên cạnh đó, BPM còn là thông số chứng tỏ nhịp tim cũng như sự phối hợp nhịp nhàng của tâm nhĩ và tâm thất. Giả thuyết này đã xuất hiện từ năm 1911 khi các nhà khoa học nhận thấy các cua-rơ chạy nhanh hơn khi nghe tiếng nhạc rộn rã.
Năm 2010, một nghiên cứu thuộc Trung tâm Thông tin Công nghệ Sinh học Hoa Kỳ đã cùng fMRI (hình ảnh cộng hưởng từ) để đo hoạt động của não người và đưa ra kết luận rằng hệ thống vận động của cơ thể có khuynh hướng phản ứng với nhịp điệu của âm nhạc. Năm 2012, quá trình nghiên cứu tiếp tục minh chứng: các cua-rơ được chỉ định cùng nghe một bài nhạc nhanh hít thở oxy ít hơn 7% so với những đồng nghiệp được nghe bài nhạc có nhịp điệu chậm hơn.
Internet ra đời, kết nối người dùng tới những kho dữ liệu âm nhạc khổng lồ có thể giúp họ chọn lựa các bài nhạc dựa trên BPM ví dụ như https://songbpm.com/. Bên cạnh đó, sự lên ngôi của smartphone đã cung cấp cho người dùng tính năng tương tự trong các app ngập tràn trên những chợ ứng dụng như iOS hay Google Store.
Tuy nhiên, bài viết dưới đây không đề cập vấn đề kỹ thuật, thay vào đó là thống kê âm nhạc theo BPM để người dùng sử dụng chúng một cách hiệu quả trong công việc hằng ngày. Những ca khúc được đề xuất dưới đây có thể mới và mang tính thử nghiệm.
1. Chạy
Theo lời của huấn luyện viên Jack Daniels công bố năm 1984, những đôi chân cự phách chạy ở vận tốc 180 bước/phút. Do đó, để đạt hiệu quả cao nhất (tốc độ lẫn sức bền) khi chạy bộ, chúng ta nên nghe nhạc có nhịp rơi vào khoảng 170-180 BPM hoặc 90 BPM.
Bài hát đề xuất:
2. Ngủ
Những bài hát dễ đưa người nghe vào giấc ngủ rơi vào nhịp điệu 60 BPM - nơi bộ óc của chúng ta bắt đầu phát ra sóng não alpha, khiến cho tinh thần trở nên thư thái. Các âm thanh smooth jazz là ứng cử viên hoàn hảo.
Bài hát đề xuất:
3. Đi bộ
Một người đi bộ hoàn hảo sẽ bước 120 nhịp/phút. Hãy tìm nhưng bài hát có BPM tương tự mỗi khi bạn bắt đầu rảo bộ để đi làm hoặc đi học.
Bài hát đề xuất:
4. Học bài
Để chữ dễ vô đầu, hãy chọn nhạc có nhịp điệu từ 50 BPM tới 80 BPM. Theo thống kê do dịch vụ nghe nhạc Spotify thực hiện, những sinh viên chuyên ngành liên quan đến tính toán đã cải thiện điểm số sau khi nghe nhạc cổ điển. Với các sinh viên chuyên ngành nghệ thuật và xã hội, nhịp điệu nhanh hơn một chút sẽ kích thích trí sáng tạo.
Bài hát đề xuất:
5. Đạp xe
Dù bạn đạp xe trong nhà hay ngoài trời, Hiệp hội đua xe trong nhà (Indoor Cycling Association) khuyên chọn những ca khúc có nhịp điệu rất nhanh (từ 180 BPM tới 220 BPM) để kích thích vận động viên đạt được vận tốc 90-100 vòng/phút. Ngoài ra, định mức 90-110 BPM sẽ giúp những người mới làm quen dễ thở hơn.
Bài hát đề xuất:
6. Làm vườn
Một nghiên cứu ra đời năm 2011 cho thấy quá trình làm vườn của người lớn tuổi cải thiện nhịp tim giống như họ đang thực hiện những bài tập thể dục nhẹ. Nhịp tim của họ rơi vào khoảng 120 BPM, bạn cũng có thể chọn nhạc 60 BPM để thư giãn đầu óc trong lúc chăm sóc cây xanh.
Bài hát đề xuất:
7. Tập Yoga
Theo báo Yoga Journal, một tư thế khỏe mạnh có thể nâng nhịp tim lên 175 BPM (với người mới tập) hoặc 160 BPM (với người đã quen). Tuy nhiên, theo kênh radio Pandora, những bài hát trong thể loại Yoga của họ rơi vào khoảng 60-100 BPM.
Bài hát đề xuất:
8. Trượt patin
Theo Hiệp hội rượt patin quốc tế, những vận động viên trượt patin trong nhà có nhịp tim trung bình khoảng 140-160 BPM. Nhạc disco có tempo chừng 120 BPM cũng là một giải pháp được khuyên dùng.
Bài hát đề xuất:
Theo mashable, songbpm
http://www.hdvietnam.com/diendan/12-tin-tuc-cong-nghe/1002471-chon-nhac-cho-cuoc-song-thang.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét