Chủ Nhật, 8 tháng 2, 2015

RƯỚC LỘC MAY, TÀI VẬN CHO GIA CHỦ BẰNG CHẬU PHÁT LỘC

(VietQ.vn) – Giống phát tài, phát lộc coi là cây hút lộc, mang lại may mắn trong cuộc sống, cây phát lộc có sức sống mạnh mẽ, dễ chăm sóc. Tuy nhiên, để có cây phát lộc hợp phong thủy, người trồng cần đầu tư công sức tìm hiểu kỹ thuật trồng cây, giúp cây phát triển tốt
Tin tức liên quan:
Hiện nay, không quá khó để tìm mua được một chậu cây phát lộc. Đây là loại cây phổ biến dùng trang trí bàn học, bàn làm việc, văn phòng, công ty, hay nhà cửa. Là biểu tượng quan trọng trong phong thủy, lại có đặc tính dễ trồng, dễ chăm sóc, chỉ cần đầu tư tìm hiểu một chút về kỹ thuật trồng cây và cách chăm sóc, người trồng sẽ có ngay một chậu cây rước tài lộc, vận mệnh, may mắn vào nhà.
Đặc điểm cây phát lộc
Cây phát lộc (phất dụ) có hơn 20 loài cùng họ ở Việt Nam, trong đó, gần như cây nào cũng mang lại may mắn, phát tài đúng như tên gọi của nó: Phát lộc xanh – biểu tượng của may mắn; phát lộc thơm – là cây thiết mộc lan, thơm về đêm; phát lộc rồng – còn goi là huyết rồng, còn dùng làm thuốc chữa bệnh; phát lộc lá hẹp – còn gọi là bồng bồng, thường dùng làm bánh; phát lộc trúc– xua đi vận đen, còn gọi là trúc thiết Quan Âm…
Kỹ thuật trồng cây để có chậu phát lộc như ý

Kỹ thuật trồng cây để có chậu phát lộc như ý

Với đặc thù thân cây mềm dẻo, có thể sống được cả chậu trong nước và trong đất, thích nghi với điều kiện ánh sáng đa dạng. Cây phát lộc có thể tự sinh tồn trong môi trường khắc nghiệt, điều kiện đất và ánh sáng nghèo nàn, chúng vẫn luôn giữ được dáng thẳng, hiên ngang. Tuy nhiên , nếu trồng được cây phát lộc trong vườn là thích hợp nhất, lúc đó vượng khí đem lại càng nhiều.
Hướng dẫn cách chăm sóc cây
Ánh sáng: Cây phát lộc là loại cây ưa sáng, tránh ánh sáng trực tiếp bởi sẽ làm cây cháy lá. Nếu bạn thấy cây có dấu hiệu héo lá hoặc thân bị giãn ra, đó là do cây đang thiếu ánh sáng, hãy mang chúng ta nơi có thêm ánh sáng.
Tưới nước: Cây phát lộc có thể phát triển một cách dễ dàng trong chậu chứa khoảng 2,5 cm nước với một ít sỏi. Tuy nhiên, chúng lại rất nhạy cảm với Clo và các chất hóa học khác trong nước máy,  vì thế tốt nhất nên tưới cho cây phát lộc loại nước đóng chai hoặc nước cất, hoặc nước máy nhưng phải để qua 24 giờ để cho khí Clo bay hơi hết. Chú ý nên thay nước 1 lần/tuần.
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phát lộc

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phát lộc

Nhiệt độ: Cây phát lộc thích hợp với nhiệt độ ấm áp, khoảng từ 36-50 độ C. Lưu ý không để cây trước máy lạnh hoặc gần lò sưởi.
Đặt vào chậu: Ngoài môi trường nước, cây phát lộc cũng có thể phát triển tốt ở môi trường đất, thoát nước tốt, đất màu mỡ. Phải giữ cho đất được ẩm, nhưng không quá ướt.
Phân bón: Cây trồng trong nước chỉ cần bổ sung phân bón dạng dung dịch mỗi tháng một lần. Ngoài ra, còn có một loại phân bón chuyên biệt dành cho chúng.
Cắt tỉa và tạo dáng cho cây
Kỹ thuật trồng cây và cách cắt tỉa, tạo dáng cho cây

Kỹ thuật trồng cây và nghệ thuật cắt tỉa, tạo dáng cho cây

Mặc dù có vẻ ngoài khá phức tạp, nhưng tạo dáng cho cây phát lộc không hề giống việc dùng dây kẽm như bonsai. Phát lộc được uốn bằng cách xoay cây non trước 1 nguồn sáng, nhờ vậy cây sẽ phát triển hướng về phía ánh sáng một cách hết sức tự nhiên. Thân của loại cây này thường tự mọc ra từ bên hông, tạo thành những hình xoắn ốc đặc trưng.
Hầu hết các loại cây, theo thời gian, đều trở nên nặng nề hơn, vẻ ngoài xù xì hơn và mất đi dáng vẻ lúc đầu. Thế nên cắt tỉa là một phương pháp hữu hiệu và cũng rất quan trọng trong việc giữ cây luôn khỏe mạnh và đẹp mắt. Lưu ý không nên cắt cành chính của cây, chỉ nên tỉa bỏ những cành khô héo, hoặc có thể tỉa 3-5 cm đối với cành chính.
Tâm Đinh

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét