Chủ Nhật, 31 tháng 8, 2014

KINH NGHIỆM DU LỊCH “VƯƠNG QUỐC SEN HỒNG ĐỒNG THÁP MƯỜI” (I)

Đồng Tháp là một tỉnh thuộc đồng bằng châu thổ sông Cửu Long. Vùng đất Đồng Tháp ngày xưa nổi tiếng hoang vu, quanh năm bưng biền nước nổi với lao sậy bạt ngạt. Nhờ có bàn tay cần cù chịu khó mở mang của con người mà Đồng Tháp ngày nay trở thành một địa chỉ du lịch sinh thái đặc biệt với những yếu tố đặc trưng mà không nơi nào có được. Về Đồng Tháp, bạn sẽ như về với cội nguồn thiên nhiên bởi bầu không khí trong lành, mát mẽ của những cánh đồng lúa phì nhiêu; đi trên chiếc xuồng ba lá đến với khu di lịch sinh thái Gáo Giồng, chùa Kiến An Cung, nhà cổ Thủy Lê, làng hoa kiểng Sa Đéc, các vườn cây ăn trái xum xuê; hòa mình vào cuộc sống dân dã của người dân đồng bằng Nam Bộ cần cù, cởi mở và giàu lòng mến khách. Với những hiểu biết đôi điều về Đồng Tháp, tôi muốn chia sẽ cùng các bạn một số kinh nghiệm khi khám phá miền đất này.

dongthap10
1. Những địa điểm tham quan du lịch
Khi nhắc đến Đồng Tháp chắc hẳn bạn sẽ nghĩ đến Vườn quốc gia Tam Nông, nơi sinh sống của nhiều loại thực vật và gần 200 loài chim nước, chiếm khoảng 1/4 số loài chim có ở Việt Nam, trong đó có nhiều loài chim quý hiếm trên thế giới. Loài chim điển hình nhất và được nhiều người biết đến ở đây là sếu đầu đỏ. Ðến đây, bạn được tận mắt ngắm nhìn những con sếu đầu đỏ – một trong số 15 loài sếu còn tồn tại trên thế giới đang có nguy cơ diệt chủng. Khác với nhiều loài chim trong vùng, sếu chỉ kiếm ăn trên mặt đất nên vào mùa nước nổi ở Ðồng Tháp Mười chúng phải đi kiếm ăn ở nơi khác. Vì vậy, bạn hãy đến đây từ tháng 12 đến tháng 6 năm sau để tận mắt nhìn thấy loài chim sếu quý hiếm trên những cánh đồng vùng Tháp Mười.

sếu
“Ốc đảo xanh” là cái tên người ta dùng để chỉ khu du lịch sinh thái Gáo Giồng. Nơi đây có cảnh quan thiên nhiên quyến rũ, đặc trưng với những bưng trấp, lung, bàu đầy sen, súng, lau sậy và là nơi sinh sống, làm tổ quanh năm của các loài chim như: trích mồng đỏ, cồng cộc, le le, diệc, vịt trời.

aosen[1]
DSC_7878
Xin mời ghé chốn quê tôi xứ này
Quê tôi vừa đẹp vừa hay
Dưới sông cá lội, chim bay trên trời

Vào mùa nước nổi, Gáo Giồng thành một ốc đảo giữa trời nước mênh mông, rực lên màu vàng hoa điên điển, màu tím hoa súng pha lẫn sắc hồng của những cánh sen, màu xanh mướt của rừng tràm trên các cánh đồng, hàng nghìn cánh cò trắng bay lượn trên nền tràm xanh tươi tạo thành một khung cảnh ngoạn mục. Đến với Gáo Giồng, không những nghe chim hót trên cây, nghe tiếng cá quẫy đuôi mời chào dưới nước mà bạn có thể thưởng thức những món ăn đậm chất Nam Bộ, nhâm nhi rượu đặc sản từ rượu nếp pha với mật ong tràm, ngả mình trên chiếc võng đong đưa, đón những luồng gió mát rượi, bạn sẽ cảm nhận hết sự thanh bình, yên ả nhưng cũng không kém phần độc đáo của khu du lịch sinh thái Gáo Giồng.

dong-thap-02
bl
Cách Thành phố Cao Lãnh 43 km về hướng đông bắc, bạn sẽ đến với khu di tích Gò Tháp nằm trên địa bàn hai xã Mỹ Hòa và Tân Kiều, huyện Tháp Mười. Đây là khu di tích cấp quốc gia, chứa đựng nhiều giá trị văn hóa-lịch sử của dân tộc và nhân loại. Quần thể di tích Gò Tháp gồm có 5 di tích tiêu biểu: Gò Tháp Mười, Tháp Cổ Tự, Mộ và Đền thờ cụ Đốc Binh Kiều, Gò Minh Sư, Miếu Bà Chúa Xứ. Tại đây, giới khảo cổ học phát hiện được nhiều di vật cổ rất giá trị của nền văn hóa Óc Eo xưa. Đến Gò Tháp, bạn sẽ bất ngờ bởi đây không chỉ là khu di tích mà còn có cảnh quan thiên nhiên đẹp với môi trường sinh thái còn mang nhiều dấu vết hoang sơ. Ở đây mùa khô nhiều gò cát lớn nhỏ uốn lượn quanh co, tạo thành khu gò nổi, trên gò có nhiều cây cổ thụ trăm tuổi xoè bóng mát, sừng sững vươn cao. Mùa nước nổi thì đồng nước mênh mông xen lẫn màu xanh cây cỏ, tạo thành phong cảnh thiên nhiên kì vĩ.

gò tháp
Khu di tích cụ Nguyễn Sinh Sắc là một quần thể kiến trúc văn hoá hấp dẫn ở tỉnh Đồng Tháp. Toàn bộ khu di tích được chia làm hai cụm kiến trúc: mộ và nhà lưu niệm cụ Phó bảng; nhà sàn và ao cá Bác Hồ, mô phỏng nơi ở và làm việc của Bác ở Hà Nội. Đối diện với cổng vào là lăng mộ cụ Phó bảng là mái hình bàn tay úp, phía trên mái là chín con rồng – biểu tượng của các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Tại khu di tích có rất nhiều cây cảnh, hoa quý được nhân dân hiến tặng hoặc đưa về từ nhiều miền của đất nước, trong đó đặc biệt là cây khế gần 300 tuổi và cây sộp hơn 300 tuổi. Hàng năm, cứ vào ngày 27/10 âm lịch, bà con nhiều nơi hội tụ về đây tổ chức lễ giỗ cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc trong không khí trang nghiêm và đông vui như một ngày hội lớn ở địa phương.

lang cu
Nằm nép mình bên bờ sông Tiền quanh năm lộng gió, phù sa màu mỡ và ánh nắng ngập tràn, Tân Qui Đông còn được biết đến với tên gọi làng hoa Sa Đéc nức tiếng một vùng với hàng trăm loài hoa, cây cảnh quý hiếm. Đến đây vào bất kỳ thời điểm nào trong năm, bạn cũng sẽ được đắm mình trong thế giới của muôn hoa khoe sắc, từ thược dược, tú cầu, đến mai chiếu thủy, cau bình rượu. Các loài cây, hoa đẹp từ khắp nơi như tùng Nhật, vạn thọ Pháp cũng hội tụ về đây khiến bức tranh hoa Sa Đéc càng thêm quyến rũ.

lang-hoa-sa-dec-tuyet-dep-nhon-nhip-don-xuan
hoa
Về xã Định Yên, huyện Lấp Vò, bạn sẽ được chứng kiến một ngôi chợ hết sức đặc biệt. Nét văn hóa độc đáo của chợ chiếu này là chợ được họp vào ban đêm trong thời gian khoảng 2 tiếng đồng hồ và được người dân ở đây gọi là “chợ ma”. Hằng năm chợ chiếu Định Yên cung cấp hàng triệu sản phẩm các loại khắp vùng đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam Bộ. Một điểm đặc biệt khác với những phiên chợ khác là ở đây nguời bán thì đi đứng, trong khi người mua lại ngồi. Nơi đây nhộn nhịp những cô gái trẻ ngược xuôi mời chào sản phẩm chiếu đủ loại, đa dạng về màu sắc, hoa văn, từ chiếu trắng thường cho đến chiếu vảy ốc, chiếu Trà Niên, chiếu con cờ, chiếu cưới trang trí lộng lẫy.

20894919_images1916890_Cho_chieu_Dinh_yen
Chùa Kiến An Cung hay còn gọi là chùa Ông Quách tọa lạc tại trung tâm Thành phố Sa Đéc, là công trình văn hoá được khởi công xây dựng từ năm Giáp Tý (1924). Đến với di tích này, bạn sẽ được chiêm ngưỡng một lối kiến trúc độc đáo, lộng lẫy và trang trọng. Chùa được xây uy nghi, bề thế gồm 3 gian, trong đó gian giữa rộng nhất là điện thờ. Toàn bộ chùa không có kèo, chỉ có đòn tay ráp mộng lại chịu lực trên những cột gỗ tròn làm trụ.  Mái ngói được làm rất công phu gồm 3 lớp: mặt trên là ngói, mặt giữa là gạch, cuối cùng là ngói. Trước cửa chánh điện có hai con kỳ lân bằng đá xanh to lớn, miệng ngậm trái châu, chạm khắc tinh xảo. Hai bên tả, hữu là 2 vị thần Thiện – Ác. Bước vào bên trong là sân lộ thiên để dành làm chỗ cúng tế theo cổ tục. Những cột lớn trong chánh điện, các tấm hoành phi, bao lam, đối liễn đều được chạm trổ hoa lá, chim muông lộng lẫy, tôn nghiêm. Trăm nghe không bằng một thấy, nếu có dịp về Đồng Tháp, mời bạn đến viếng chùa Kiến An Cung để tận mắt chiêm ngưỡng một công trình kiến trúc độc đáo, một nghệ thuật chạm khắc tinh vi.

chùa kiến an cung
Hai con sông Tiền và sông Hậu với dòng nước ngọt ngào hằng năm đã bồi đắp phù sa cho Đồng Tháp, khiến nơi đây đất đai màu mỡ, xóm làng trù phú, vườn cây trái xanh tươi trĩu quả. Trái cây Đồng Tháp từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền đất nước, gắn liền với những địa danh rất đỗi quen thuộc: xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt Lai Vung. Hãy làm một chuyến du hành trên sông, vừa thưởng thức các loại trái cây vừa ngắm nhìn sông nước hữu tình, những cù lao xanh mượt trải dài, thấp thoáng vườn cây ăn trái, bạn sẽ cảm thấy vừa thích thú vừa thêm lưu luyến mảnh đất Đồng Tháp trù phú, yên bình.
20121204222146_7812
2. Những món ăn ngon, đặc sản Đồng Tháp
Ốc treo giàn bếp đặc biệt nhất là ốc lác, thường lựa loại to, khi cần sử dụng con nào cũng mím miệng cạy khó ra, mình ốc có màu xám như đang thiếu nước. Chuẩn bị cho một buổi tiệc, sau khi rửa sạch hết bụi bặm, ta sắp ốc vào một nắp khạp có chứa sẵn nước quậy trứng gà cho ốc uống; những con ốc nghe có nước bắt đầu cục cựa, há miệng, quơ râu uống nước. Khoảng 20 phút khi ốc đã uống hết nước, ta bắt từng con vạt đít, cho vào nồi có sẵn một lớp sả, chút muối và đổ thêm ít nước, đun chừng mười phút thì sôi, các con ốc đã há miệng. Bưng nồi ốc đảo đi đảo lại vài lần cho đều rồi đặt lại bếp độ vài phút là ốc chín.Thưởng thức món ốc lác treo giàn bếp phải từ từ, thịt ốc vừa mềm vừa mập, vừa ngọt, vừa cay của vị ớt lại thơm nồng của sả, thật không thể tả nổi. Chỉ cần thử món ốc treo giàn bếp một lần bạn sẽ nhớ mãi hương vị đặc trưng của nó.

oc_5
Đi khắp Nam Bộ mùa nước nổi, đâu đâu cũng có món thịt chuột đồng mời gọi khách, nhưng phải đến đất Cao Lãnh của Đồng Tháp, nơi nổi tiếng với món ngon đặc biệt này. Chuột quay lu phải là những chú đã ăn no lúa chín, béo múp míp. Vì thế, chuột đồng sau mùa gặt béo múp là ngon nhất. Chuột được làm sạch ruột, cắt móng, rồi tẩm ướp gia vị trong khoảng 15 phút, sau đó móc từng con cho vào lu, vừa quay vừa trở tay, thêm mỡ, thêm nước gia vị, khoảng một tiếng sau thì chuột chín vàng. Khi chín, mở nắp lu, nhòm những chú chuột đồng đang chín vàng, mùi thơm hấp dẫn được bày ra với muối tiêu chanh, rau răm, chuối chát, cà chua, dưa leo. Cầm miếng thịt chuột lên nếm, da giòn tan, thịt thơm và mềm thật là ngon.

dt14

Cùng với chuột, cá, rắn ở Đồng Tháp Mười vào mùa nước nổi nhiều vô kể. Nào là rắn hổ, ri voi, hổ hành đến rắn bông súng, rắn nước nhưng để làm món dồi rắn người dân thường chọn rắn bông súng và rắn nước để chế biến. Rắn bắt về, thui hoặc trụng nước nóng cho tróc vảy, rút ruột, rửa sạch bụng để ráo nước, rồi lột da. Thịt rắn bằm nhuyễn, nêm chút gia vị, tiêu, bột ngọt. Phần nguyên liệu này sau đó được dùng để dồn vào phần da rắn cho đến khi căng tròn, rồi dùng dây buộc kín hai đầu hoặc có thể phân thành từng đoạn rồi mang nấu lên. Dồi rắn chắc chắn là món đặc biệt vì “không phải ai muốn ăn cũng được”. Đặc biệt, bởi chỉ mùa nước nổi mới có, bởi hương vị lạ lùng không giống bất kỳ món ăn nào khác.

19nqk2
Cá lóc nướng trui mà một món ăn dân dã, quen thuộc với người dân vùng sông nước Cửu Long. Cá được rửa sạch, lựa con chừng 1 kg là vừa, thịt cá vừa ngọt, thơm, lại dễ nướng. Xiên một thanh trúc hoặc thanh tre tươi vót sẵn từ miệng cá cho đến đuôi. Sau đó cắm những thanh tre đã xiên cá xuống đất và phủ rơm khô lên, người nướng cá “có nghề” phải lượng sao cho rơm vừa đủ để khi rơm vửa tàn thì cá cũng vừa chín. Cá chín, đặt nguyên con lên tàu lá chuối, cạo bớt lớp vảy cá bị cháy, xẻ lằn dài theo bụng cá, mở ra làm đôi là ăn được. Lấy miếng cá còn bốc khói cuốn với bánh tráng, rau sống, chấm vào nước mắm hoặc mắm nêm, bạn sẽ thấy thật sướng miệng khi mùi thơm, vị ngọt béo của cá hoà lẫn với các hương vị của khế chua, chuối chát, ăn hoài không ngấy.

4
Nhắc đến huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp, người ta thường nhắc đến món đặc sản đi kèm với tên gọi của địa phương nổi tiếng rất lâu đời đó là nem Lai Vung. Nghề làm nem nơi đâu cũng có và cũng với công thức ấy, từng ấy nguyên liệu nhưng cách làm nem chua của người dân nơi đây lại tạo ra hương vị đặc trưng, không nơi nào có được.

NemLaiVung
Cơm nấu bằng gạo huyết rồng với hột sen hấp chín và muối mè, gói trong chiếc lá sen. Ấn mũi dao rạch ba đường vuông góc, vén tấm lá sen lên, sẽ thấy muối mè và hạt sen nổi bật cái màu trắng trên nền cơm đỏ sậm. Cơm ngon, càng nhai càng có vị ngọt và bùi, lại càng bùi béo nhờ tinh chất hột sen và mè tan hòa trong nước bọt. Bạn có thể cảm nhận cả mùa thu qua hương thơm của tấm lá sen già, sợi rơm nếp và từng hơi thơm ngạt ngào của món ăn hết sức tuyệt vời này.

com_ga_hap_so_diep

3. Một số địa điểm nghỉ ngơi ở Đồng Tháp

gwd1326853578

Ở Thành phố Cao Lãnh, Thành phố Sa Đéc và những nơi có địa điểm du lịch bạn có thể thuê khách sạn, nhà nghỉ dễ dàng với mức giá dễ chịu (từ 150.000 – 500.000 đồng). Sau đây là một số khách sạn, nhà nghỉ mà bạn có thể liên hệ đặt phòng khi đến khám phá Đồng Tháp:

1. Khách sạn Hồng Ngân, Số 84, Trần Hưng Đạo, TT Hồng Ngự, Huyện Hồng Ngự. Điện thoại: (067) 3837 790
2. Khách sạn  Thiên Ân, Số B177, Quốc Lộ 30, Phường Mỹ Phú ,TP. Cao Lãnh. Điện thoại: (067) 3853 041
 
3. Khách sạn Thái Hùng, Số 147, Phạm Hữu Lầu, Phường 4, TP. Cao Lãnh. Điện thoại: (067) 3851 667
   
4. Khách sạn Thành Giàu, Tổ 2, ấp Sa Nhiên, xã Tân Quy Đông, TP Sa Đéc. Điện thoại: (067) 3762 881 – 3763 159
   
5. Khách sạn Hưng Bình, Số 15, Tỉnh lộ 23, Tân Hoà, Tân Quy Tây, TP Sa Đéc. Điện thoại: (067) 3762 239
 
 6. Khách sạn Hương Thủy, Số 58, Lê Thánh Tôn, K1, Phường 2, TP Sa Đéc. Điện thoại: (067) 3868 963
 
7. Khách sạn Bình Minh, Số 147, Hùng Vương, Phường 2, TP. Cao Lãnh. Điện thoại: (067) 3853 423
  
8. Khách sạn Tường Minh, Số 97, Nguyễn Đình Chiểu, Phường 1, TP. Cao Lãnh. Điện thoại: (067) 3851 297 – 3859 858  

9. Khách sạn Thanh Long, Số 0871/A, Phạm Hữu Lầu, Phường 6, TP. Cao Lãnh. Điện thoại: (067) 3881 776  

10. Khách sạn Phương Nam, Số 384A, Nguyễn Sinh Sắc, Phường 1, TP Sa Đéc. Điện thoại: (067) 3867 867

11. Khách sạn Khánh Hồng, Số 73, Nguyễn Trãi, TT Hồng Ngự, Huyện Hồng Ngự. Điện thoại: (067) 3838 702

12. Khách sạn Mỹ Tiến, Số 15, 16 Lô C, Khu 500 Căn, Phường Mỹ Phú, TP. Cao Lãnh. Điện thoại: (067) 3859 696

12. Khách sạn Minh Ngọc, Số 14 – 16 Trương Định, TT Hồng Ngự. Điện thoại: (067) 3837 402

pHUONG-NAM-HOTEL

4. Một số lưu ý khi du lịch Đồng Tháp

Đồng Tháp cách Sài Gòn 170km , bạn có thể mua vé xe đi Đồng Tháp tại bến xe miền Tây hay của các hãng xe uy tín trên đường Lê Hồng Phong. Giá vé dao động từ 120.000 – 200.000 đồng, tùy chất lượng xe. Hoặc  bạn hoàn toàn có thể phượt bằng xe máy hay xe con đến Đồng Tháp. Lưu ý khi di chuyển bằng xe cá nhân là mang đầy đủ giấy tờ, chấp hành đúng luật an toàn giao thông đường bộ.
Sở hữu những con kênh hiền hòa, những cánh đồng bạt ngàn, hồ sen thơm ngát biến chuyển theo từng nhịp của thời gian nên Đồng Tháp mùa nào cũng đẹp.
Là một địa danh đặc trưng vùng sông nước nên việc lênh đênh trên những chiếc xuồng ba lá, len theo các con rạch, tham quan các địa danh, thắng cảnh mang đến cho bạn trải nghiệm thích thú và yên bình.
Đến Đồng Tháp du lịch bạn nên mang theo áo khoác, mũ, khẩu trang, kem chống nắng khi đến vào mùa nắng. Dụng cụ đi mưa, giày dép chuyên dùng nếu đến vào mùa mưa. Mang theo kem chống muỗi và thuốc trị côn trùng cắn. Mang theo lều, túi ngủ, áo khoác nếu muốn cắm trại. Và cuối cùng đừng quên mang theo máy ảnh nhé bạn!

06aa3_chup-anh-cuoi-voi-hoa-sen-4

http://pidivn.com/du-lich/2013/11/05/3333/ 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét