TS.BS Nguyễn Anh Tuấn, Bộ môn Nhi, Đại học Y Dược TP.HCM giải đáp thắc mắc của
các mẹ về những biểu hiện của con và tư vấn phương pháp đánh giá, kích thích
phát triển tư duy cho trẻ.
Trao đổi của BS. Nguyễn Anh Tuấn với nhiều phụ huynh tại hội thảo“Bé IQ thật giỏi - Học hỏi nhanh, ghi nhớ tốt” (TP.HCM tháng 6/2013).
- Tôi đọc sách báo thì biết khi 4 tuổi trẻ sẽ có những bước tiến lớn về trí tuệ, đặc biệt là thể hiện rõ ở những câu hỏi thắc mắc và những lời đối đáp nhưng lại nhận thấy cu Tí nhà tôi dường như chưa lanh lẹ bằng các bạn. Dù rất ngoan ngoãn, biết vâng lời nhưng bé lại rất kiệm lời khi người lớn hỏi chuyện. Phải chăng khả năng giao tiếp của bé chậm hơn những bé khác?
Đánh giá sự lanh lẹ, nhạy bén của con nếu chỉ bằng cách so sánh cảm tính không phải là một phép đo chuẩn xác tiềm năng phát triển của trẻ. Khoa học đã khám phá ra những thang đo chuẩn xác hơn dựa theo các tiêu chí về khả năng vận động, giao tiếp, học tập, biểu đạt cảm xúc để có những kết luận khách quan về tiềm năng phát triển trí tuệ theo từng cột mốc phát triển của trẻ.
Biểu hiện ít nói hoặc khá nhút nhát khi giao tiếp là bình thường ở trẻ vì có những trẻ hướng ngoại thì cũng có những trẻ hướng nội. Tuy nhiên mẹ có thể cải thiện bằng sự quan tâm hỏi han hoặc tạo thói quen trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình với nhau, khuyến khích bé chia sẻ đồ chơi với bạn, dắt bé đến những nơi đông người như công viên để bé cải thiện tính nhút nhát và “lười nói” của mình.
- Bé Bí nhà tôi 7 tháng tuổi ăn ngủ bình thường. Lúc 4 tháng tuổi bé rất hóng
chuyện, chịu khó ê a lại với người đối diện, nhưng gần 1 tháng nay bé tự nhiên
ít “nói” hẳn. Ngay cả khi mẹ gọi cũng ít quay mặt theo hướng mẹ mà lại đang bận
rộn nhìn một đồ vật gì đó. Lẽ nào bé không nhận biết được cả tiếng gọi thân
thuộc của mẹ?
Nghiên cứu khoa học từ chỉ số phát triển trí tuệ dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi (FTII) cho thấy: ở cột mốc này não bộ và các giác quan của bé đều đang bắt đầu phát triển và định hình nên luôn có những thay đổi liên tục.
Việc bé ít giao tiếp với mẹ hoặc là hướng sự chú ý đặc biệt đến 1 vật nào đó mà không nghe cả tiếng của mẹ có thể do bé đã tìm được những khám phá mới lý thú hơn từ những sự vật xung quanh. Đây là sự chuyển biến bình thường trong nhận thức của các bé dưới 1 tuổi, luôn bị cuốn hút bởi những thứ mới lạ.
- Để chuẩn bị cho cu Ken (26 tháng tuổi) nhà tôi đi nhà trẻ nên tôi đang tập cho bé làm quen với chén, muỗng. Nhưng tập hơn 1 tháng rồi mà đến bữa bé thường hay úp thìa xuống đồ ăn, chọc gẩy thức ăn lung tung. Thấy cháu bé nhà bên cạnh chỉ sinh trước có 1 tháng nhưng đã tự ăn rất giỏi mà tôi rất sốt ruột. Tôi cần làm gì để bé nhanh nhẹn hơn?
Việc tập cho bé tự xúc đồ bằng muỗng cần thời gian và rất nhiều kiên nhẫn. Càng nóng ruột càng khiến việc học của bé khó khăn hơn, vì vậy mẹ nên dành thời gian một bữa trong ngày ngồi cùng bé, cầm tay và xúc cơm tém sẵn vào muỗng để bé tự đưa vào miệng sẽ dễ dàng hơn.
Mẹ cũng có thể làm mẫu và khuyến khích con làm theo vì ở độ tuổi này bé đã bắt đầu thích bắt chước người lớn. Tuy vậy ở giai đoạn phát triển này bé cũng có thể trở nên bướng bỉnh hơn, nên mẹ cần cân nhắc tập cho trẻ ăn từng chút một để tránh việc bé bị ngấy và sợ vì có quá nhiều thức ăn.
- Đã hơn 3 tuổi nhưng bé Mèo nhà tôi lại rất lúng túng trong việc phân biệt
màu sắc dù có thể đọc vanh vách tên gọi các màu. Khi tôi cầm đồ vật lên đố màu
thì bé tỏ ra rất khó khăn để gọi tên mặc dù đã tập rất nhiều. Tôi rất lo không
biết bé có đang mắc phải nguy cơ mù màu hay chậm phát triển hay không?
Phần lớn mù màu thuộc về di truyền nên nếu ba mẹ của trẻ bình thường, mẹ đừng vội khẳng định khi chưa có chẩn đoán từ bác sĩ. Trong những năm tháng đầu đời của bé, mẹ cần nắm rõ khả năng tăng trưởng vận động, phối hợp tay và mắt, khả năng học tập, giao tiếp cũng như các biểu hiện cảm xúc qua việc đối chiếu với các biểu hiện của bé tại các “cột mốc vàng”, đặc biệt là các cột mốc 12, 24, 36 tháng tuổi.
Mẹ có thể tham khảo trang web www.iqbababy.com.vn về các phương pháp nuôi dạy, kích thích tư duy của bé. Trong giai đoạn đầu đời, yếu tố dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Mẹ chú ý cần cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lí, toàn diện bao gồm có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, nuôi dưỡng toàn bộ các vùng não, kích thích bé học hỏi nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn.
Hoa Mai (ghi)
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/suc-khoe/129025/nghe-bac-si-tu-van-cach-kich-tu-duy-tre-nho.html
Trao đổi của BS. Nguyễn Anh Tuấn với nhiều phụ huynh tại hội thảo“Bé IQ thật giỏi - Học hỏi nhanh, ghi nhớ tốt” (TP.HCM tháng 6/2013).
- Tôi đọc sách báo thì biết khi 4 tuổi trẻ sẽ có những bước tiến lớn về trí tuệ, đặc biệt là thể hiện rõ ở những câu hỏi thắc mắc và những lời đối đáp nhưng lại nhận thấy cu Tí nhà tôi dường như chưa lanh lẹ bằng các bạn. Dù rất ngoan ngoãn, biết vâng lời nhưng bé lại rất kiệm lời khi người lớn hỏi chuyện. Phải chăng khả năng giao tiếp của bé chậm hơn những bé khác?
Đánh giá sự lanh lẹ, nhạy bén của con nếu chỉ bằng cách so sánh cảm tính không phải là một phép đo chuẩn xác tiềm năng phát triển của trẻ. Khoa học đã khám phá ra những thang đo chuẩn xác hơn dựa theo các tiêu chí về khả năng vận động, giao tiếp, học tập, biểu đạt cảm xúc để có những kết luận khách quan về tiềm năng phát triển trí tuệ theo từng cột mốc phát triển của trẻ.
Biểu hiện ít nói hoặc khá nhút nhát khi giao tiếp là bình thường ở trẻ vì có những trẻ hướng ngoại thì cũng có những trẻ hướng nội. Tuy nhiên mẹ có thể cải thiện bằng sự quan tâm hỏi han hoặc tạo thói quen trò chuyện giữa các thành viên trong gia đình với nhau, khuyến khích bé chia sẻ đồ chơi với bạn, dắt bé đến những nơi đông người như công viên để bé cải thiện tính nhút nhát và “lười nói” của mình.
Mẹ thường xuyên dắt bé đến những nơi đông người như công viên để cải thiện tính nhút nhát của bé |
Nghiên cứu khoa học từ chỉ số phát triển trí tuệ dành cho trẻ từ 6-12 tháng tuổi (FTII) cho thấy: ở cột mốc này não bộ và các giác quan của bé đều đang bắt đầu phát triển và định hình nên luôn có những thay đổi liên tục.
Việc bé ít giao tiếp với mẹ hoặc là hướng sự chú ý đặc biệt đến 1 vật nào đó mà không nghe cả tiếng của mẹ có thể do bé đã tìm được những khám phá mới lý thú hơn từ những sự vật xung quanh. Đây là sự chuyển biến bình thường trong nhận thức của các bé dưới 1 tuổi, luôn bị cuốn hút bởi những thứ mới lạ.
- Để chuẩn bị cho cu Ken (26 tháng tuổi) nhà tôi đi nhà trẻ nên tôi đang tập cho bé làm quen với chén, muỗng. Nhưng tập hơn 1 tháng rồi mà đến bữa bé thường hay úp thìa xuống đồ ăn, chọc gẩy thức ăn lung tung. Thấy cháu bé nhà bên cạnh chỉ sinh trước có 1 tháng nhưng đã tự ăn rất giỏi mà tôi rất sốt ruột. Tôi cần làm gì để bé nhanh nhẹn hơn?
Việc tập cho bé tự xúc đồ bằng muỗng cần thời gian và rất nhiều kiên nhẫn. Càng nóng ruột càng khiến việc học của bé khó khăn hơn, vì vậy mẹ nên dành thời gian một bữa trong ngày ngồi cùng bé, cầm tay và xúc cơm tém sẵn vào muỗng để bé tự đưa vào miệng sẽ dễ dàng hơn.
Mẹ cũng có thể làm mẫu và khuyến khích con làm theo vì ở độ tuổi này bé đã bắt đầu thích bắt chước người lớn. Tuy vậy ở giai đoạn phát triển này bé cũng có thể trở nên bướng bỉnh hơn, nên mẹ cần cân nhắc tập cho trẻ ăn từng chút một để tránh việc bé bị ngấy và sợ vì có quá nhiều thức ăn.
Bố mẹ cần kiên nhẫn trong việc tập cho bé tự ăn |
Phần lớn mù màu thuộc về di truyền nên nếu ba mẹ của trẻ bình thường, mẹ đừng vội khẳng định khi chưa có chẩn đoán từ bác sĩ. Trong những năm tháng đầu đời của bé, mẹ cần nắm rõ khả năng tăng trưởng vận động, phối hợp tay và mắt, khả năng học tập, giao tiếp cũng như các biểu hiện cảm xúc qua việc đối chiếu với các biểu hiện của bé tại các “cột mốc vàng”, đặc biệt là các cột mốc 12, 24, 36 tháng tuổi.
Mẹ có thể tham khảo trang web www.iqbababy.com.vn về các phương pháp nuôi dạy, kích thích tư duy của bé. Trong giai đoạn đầu đời, yếu tố dinh dưỡng vô cùng quan trọng. Mẹ chú ý cần cung cấp cho bé một chế độ dinh dưỡng hợp lí, toàn diện bao gồm có đầy đủ các dưỡng chất cần thiết, nuôi dưỡng toàn bộ các vùng não, kích thích bé học hỏi nhanh hơn, ghi nhớ tốt hơn.
http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/suc-khoe/129025/nghe-bac-si-tu-van-cach-kich-tu-duy-tre-nho.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét