CHUYỆN GÌ SẼ XẢY RA: NẾU LOÀI GIÁN KHÔNG CÒN TỒN TẠI?
GIÁN, nỗi sợ vô bờ
bến của chị em phụ nữ (và thậm chí một bộ phận nhỏ đàn ông cao to đẹp
trai) là loài côn trùng đáng ghét nhất mà mình từng thấy. Chúng dơ bẩn,
hôi hám, gây ra bệnh hen suyễn và mỗi khi tới mùa mưa là xuất hiện nhiều
như nấm. Hồi nhỏ mình từng ước với Cô Tiên Xanh rằng hãy cho loài gián chết hết đi, cho chúng nó bị tuyệt chủng như loài Khủng Long.
Nhưng cô tiên nói bọn nó sống dai quá nên cô đành bó tay, với lại nếu
Gián chết hết thì sẽ kéo theo nhiều sự biến động to lớn cho môi trường
sống và con người cũng sẽ bị ảnh hưởng vô cùng nặng nề. Tại sao lại như
vậy? Gián mà lại có ích đến thế sao?
Gián sống có ích và sống cực kỳ dai, dai không thua gì loài đĩa!
1. Sống có ích
Gián rất có ích cho hệ sinh thái. Theo giáo sư Srini Kambhampati, trưởng
khoa Sinh học của Đại học Texas, Mỹ thì phần lớn Gián ăn những chất hữu
cơ đang bị phân hủy, những thứ chứa nhiều chất Nitơ. Sau đó chúng giải
phóng Nitơ qua phân. Nitơ xâm nhập vào đất và cây lấy chúng để phục vụ
cho quá trình sinh trưởng. Nói cách khác, sự tuyệt chủng của Gián có thể
gây nên thảm họa lớn đối với các khu rừng và những sinh vật phụ thuộc
vào rừng, bao gồm cả con người. Nếu không có rừng chúng ta sẽ thiếu Oxy
trầm trọng, thường xuyên bị lũ lụt, không có gỗ để sản xuất, không có
thực vật để bào chế thuốc, không có trái cây để ăn, không có rau cải để
chống táo bón, không có tập giấy để viết, không có nhân sâm ngàn năm,
không có cây Mai để chơi Tết và hồi xưa cũng sẽ không có Táo để Newton
phát hiện ra thuyết Vạn vật Hấp dẫn...
Khoảng 5.000 tới 10.000 loài gián trên hành tinh cũng là nguồn thức ăn
quan trọng của nhiều loài động vật nhỏ như chim, chuột. Những động vật
nhỏ lại trở thành mồi cho những loài lớn hơn như đại bàng, sói, rắn. Vì
thế, sự sụt giảm về số lượng loài gián sẽ gây nên tình trạng thiếu thức
ăn đối với những loài ở cấp cao hơn.
2. Sống dai
Vậy là Gián có ích với hệ sinh thái nhé, nhưng bạn không cần phải gây
quỹ lập viện bảo vệ loài Gián này đâu, vì cho dù muốn nó bị tuyệt chủng
là điều gần như không tưởng:
- Gián sống cùng thời với loài Khủng Long, thiên thạch trên trời rớt
xuống làm anh Long chết không còn một con, môi trường sống bị biến động
dữ dội vậy mà Gián vẫn có thể tồn tại được và sống dai dẳng cho đến tận
ngày nay.
- Nhịn thở được 40 phút, người giữ kỷ lục thế giới nín thở là Tom Sietas cũng chỉ chịu được có 22 phút 22 giây.
- Có thể nhịn ăn được 1 tháng và nhịn uống 2 tuần.
- Có thể chạy nhanh tới 5 km/h, con số cực kỳ ấn tượng đối với cơ thể
nhỏ bé của chúng. Nếu so sánh tương quan với kích thước của con người
thì nó sẽ tương đương với việc bạn chạy... 700km/h.
- Có thể đổi hướng chạy 25 lần trong một giây nên thật sự chúng là một
trong những tay lái lụa cừ khối nhất hành tinh. Ai đã từng phải bắt
gián trong phòng thì sẽ hiểu được điều đó.
- Một số con cái có thể chỉ cần giao phối một lần là đẻ suốt đời.
- Gián và bò cạp là 2 loài sinh vật duy nhất trên Trái Đất có thể sống sót qua các thử nghiệm về bom nguyên tử.
- Có thể sống sót thêm vài tuần sau khi đã bị chém... đứt đầu. Chết vì bị nhiễm trùng hoặc đói khát chứ không phải vì mất máu.
Loài Gián xuất hiện từ khá sớm trên Trái Đất, khoảng hai ba trăm
triệu năm trước nên chúng đã tích lũy được rất nhiều kỹ năng sống còn mà
các loài khác không có được. Bạn có thể đọc thêm về loài côn trùng này
trên Wikiperia tiếng Việt hoặc tiếng Anh cho đầy đủ hơn.
Ảnh: bestclipartblog.com
http://www.tinhte.vn/threads/1876290/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét