Thứ Bảy, 29 tháng 10, 2016

[HÌNH ẢNH] KẾT QUẢ CUỘC THI THE WILDLIFE PHOTOGRAPHER OF THE YEAR 2016


Cuộc thi ảnh The Wildlife Photographer of the Year là một cuộc thi ảnh rất nổi tiếng trên toàn thế giới dành cho tất cả những ai yêu thiên nhiên hoang dã, nó là một cuộc thi mang tầm quốc tế diễn ra hàng năm và chọn ra những bức ảnh đẹp nhất về thiên nhiên. The Wildlife Photographer of the Year được sáng lập vào năm 1965, được tổ chức và phát triển bởi Bảo tàng lịch sử thiên nhiên London (Natural History Museum) và đài BBC Worldwide, cuộc thi này bao gồm 18 hạng mục khác nhau, từ chim và động vật có vú đến “Góc nhìn sáng tạo” và “Tự nhiên với màu trắng và đen”. Năm nay, cuộc thi lần thứ 52 này đã nhận được hơn 50.000 tác phẩm tham gia dự thi gửi đến từ hàng chục quốc gia khác nhau. Sau đây là 10 tác phẩm đã giành được chiến thắng tại cuộc thi năm nay, còn để xem đầy đủ các tác phẩm thắng giải và tìm hiểu thêm về cuộc thi này, các bạn có thể vào website của The Wildlife Photographer of the Year.

Camera.Tinhte_Tim_Laman_Wildlife Photographer of the Year 2016_Grand_Title_winner.jpg
1. Entwined lives. Tim Laman, USA / Wildlife Photographer of the Year
Winner, Wildlife Photographer of the Year 2016
Chụp bằng: GoPro HERO4 Black; 1/30s_f2.8_ISO 231


Hình ảnh một chú đười ươi đực trẻ đang bám leo lên bằng các rễ cây dày nhất của một cây đa bóp cổ (strangler fig) đã quấn chặt thân quanh một thân cây rừng cao bên trên các tán lá rừng xung quanh. Bối cảnh là khu rừng nhiệt đới của các Vườn quốc gia Gunung Palung, ở Tây Kalimantan, một trong số ít các khu bảo tồn đười ươi tại Borneo Indonesia. Chú đười ươi này đang trên đường leo lên lại đỉnh của cây đa này, sau khi đã đánh chén no nê trong bữa tiệc trái cây của mình trong một khu vực có nhiều trái cây nằm sẵn trong đầu mình.

Tim đã biết được thói quen của chú đười ươi này sau nhiều ngày theo dõi, mà quan trọng hơn hết là anh ta biết chú ta không có đường nào khác hơn để trèo lên đỉnh cây cao trên những tán rừng kia mà không phải đi qua đường này. Nhưng anh ta đã tốn hơn ba ngày để leo lên và xuống con đường này bằng dây thừng chỉ để gắn cố định vài chiếc GoPro để chụp trigger từ xa để giúp anh ta chụp được những khoảng khắc tự nhiên với góc nhìn rộng hơn, thấy được khuôn mặt của chú đười ươi và bao gồm luôn cả bối cảnh khu rừng phía dưới. Để chụp được tấm hình như bạn thấy bên trên, theo Tim Laman, anh ta đã tốn rất nhiều thời gian chỉ để chụp được đúng cái khoảng khắc mà anh đã dự định trong đầu mình.


Camera.Tinhte_Gideon_Knight_Wildlife Photographer of the Year 2016_Young_grand_title_winner.jpg
2. The moon and the crow. Gideon Knight, UK / Wildlife Photographer of the Year
Winner, Young Wildlife Photographer of the Year 2016
Chụp bằng: Canon EOS 7D Mark I + 400mm f5.6; 1/250s_f6.3_ISO 500


Hình chụp một chú quạ đậu trong công viên: một cảnh rất bình thường. Đó là cảnh tượng mà Gideon đã thấy nhiều lần ở gần khu nhà của anh ta ở Công viên Valentines London, nơi mà anh ta ghé thường xuyên để chụp ảnh. Theo Gideon: "Những cành cây khẳng khiu của cây ngô đồng in bóng trên nền trời vừa chuyển sang xanh khi hoàng hôn vừa xuống và khi trăng vừa mọc lên, đã làm cho cảnh tượng này gần như là cảnh siêu nhiên, giống như một cái gì đó trong một câu chuyện cổ tích xa xưa".



Camera.Tinhte_Ganesh_H._Shankar_Wildlife Photographer of the Year 2016_Birds_winner.jpg
3. Eviction attempt, Ganesh H Shankar, India / Wildlife Photographer of the Year
Winner, Birds
Chụp bằng: Nikon D810 + 200mm f2; 1/500s_f5_ISO 400; Gitzo 5540LS tripod + Sachtler 0707 FSB-8 fluid head


Hình ảnh diễn tả cảnh một chú vẹt đuôi hồng Ấn Độ có vẻ như không được vui. Khi nó quay trở về tổ của mình nằm trong một bọng cây trên một thân cây cao trong Vườn quốc gia Keoladeo của Ấn Độ (còn gọi là Bharatpur Bird Sanctuary) và thấy cảnh tượng một con kỳ đà Bengal đã chiếm mất tổ của mình. Sau đó nó đã cố gắng để đuổi vị khách không mời này, nó cố gắng cắn đuôi của con kỳ đà và kéo ra cho đến khi con kỳ đà chui tọt vào trong bọng cây. Và nó đã cố gắng gây sự chú ý bằng cách gây rối nó khi những lúc nó trèo ra tắm nắng. Và điều này diễn ra liên tục trong suốt hai ngày sau đó. Nhưng khoảng khắc mà Ganesh chụp được chỉ diễn ra chỉ trong tích tắc vài giây. Kết quả cuối cùng là những chú vẹt đành đầu hàng và rời đi, kiếm một tổ ấm mới dành cho những đứa con sắp tới của mình.


Camera.Tinhte_Valter_Binotto_Wildlife Photographer of the Year 2016_Plants_winner.jpg
4. Wind composition, Valter Binotto, Italy / Wildlife Photographer of the Year
Winner, Plants and Fungi
Chụp bằng: Nikon D4 + 200mm f4; 1/80s_f10_ISO 200; remote shutter release; Gitzo tripod + Benro head; reflector


Mỗi khi có cơn gió mạnh thổi tới, phấn hoa rớt xuống tạo thành những vệt như những giọt mưa phùn, được hắt sáng bởi ánh nắng mặt trời mùa đông trên các cây phỉ gần nhà Valter ở miền bắc Italy, và để đạt được một background tối màu hoàn hảo để làm nổi bật những cành hoa, anh ta phải di chuyển nhiều lần xung quanh để kiếm hướng ánh sáng tốt nhất. Cây phỉ là loại cây có cả hoa đực và cái trên cùng một thân cây, mặc dù phấn hoa chỉ được thụ phấn trên các cây khác nhau mà thôi.


Camera.Tinhte_Nayan_Khanolkar_Wildlife Photographer of the Year 2016_Urban_winner.jpg
5. Nayan Khanolkar, India / Wildlife Photographer of the Year
Winner, Urban
Chụp bằng: Nikon D7000 + 18–105mm f3.5–5.6; 21mm_1/20s_f7.1; 3 Nikon flashes; Trailmaster infrared triggers; custom-made housing

Vào ban đêm, tại Aarey Milk Colony ở ngoại ô Mumbai giáp Vườn quốc gia Sanjay Gandhi, những chú báo di chuyển thoắt ẩn thoắt hiện như những bóng ma trong các con hẻm nhỏ, để tìm thức ăn(đặc biệt là những chú chó nhỏ đi lạc khỏi nhà). Những người Warli sống trong khu vực bảo tồn loài mèo quá khổ này, cho nên họ không quá xa lạ với nó mặc dù cũng có nhiều vụ tấn công xảy ra nhưng không thường xuyên(một số vụ tấn công trùng hợp vào những khi người ta di chuyển chổ ở của những con báo hoa mai từ một nơi khác đến nơi ở mới trong khu bảo tồn). Những chú mèo lớn này là một phần trong cuộc sống và văn hóa của họ, nó được tìm thấy trong bức tranh trang trí truyền thống trên các bức tường trong những ngôi nhà của mình. Loài báo không chỉ là loài nhanh và linh hoạt nhất trong họ nhà mèo mà còn là loài bị săn đuổi nhiều nhất. Với việc xung đột thường xuyên giữa mối quan hệ người-báo một cách thường xuyên do sự phát triển chiếm chổ ở của con người, Nayan đã dùng hình ảnh của mình để nhấn mạnh rằng mọi việc có thể khác đi nếu chúng ta biết khoan dung và có kế hoạch cho nó.

Một khi anh đã thuyết phục được những người Warli về kế hoạch của mình, họ đã cung cấp cho anh ta những thông tin có giá trị, cũng như việc giúp anh ta để ý đến những thiết bị của mình. Bố trí những chiếc đèn flash của mình để đánh lừa các chú báo như những ánh đèn bình thường trong những con hẻm, và vị trí đặt máy ảnh sao cho hình ảnh của các chú báo được nổi bật nhất trong khung hình, và cuối cùng, sau hết 4 tháng, anh ta đã có được tấm hình như mong muốn của mình. Với cái nhìn thoáng qua của chú báo khi màn trập của máy ảnh hoạt động, trong khi nó đang đi kiếm ăn dọc theo các con hẻm của người dân Warli. Nayan hy vọng rằng những người sống trong các khu nhà cao tầng mới phát triển tại Mumbai hiện nay có thể hiểu được việc tác động của họ đến khu bảo tồn như thế nào bằng cách học từ những người Warli cách sống thế nào để có thể cùng tồn tại với các cư dân nguyên thủy của mảnh đất này.


Camera.Tinhte_Lance-van-de-Vyver_WPotY2016_Black_and_White_Finalist_.jpg
6. Playing pangolin, Lance van de Vyver, New Zealand/South Africa / Wildlife Photographer of the Year
Finalist, Black & White
Chụp bằng: Canon EOS 5DS R + 500mm f4; 1/1600s_f4_ISO 1600

Những con sư tử (tại Tswalu Kalahari Private Game Reserve của Nam Phi) đã phát hiện những chú tê tê Temminck trên mặt đất. Tê tê Temminck là những động vật có vú ăn kiến sống về đêm, được bảo vệ bởi bộ giáp cứng cáp chính là bộ vảy bao quanh thân mình, bộ giáp này sẽ được bọc kín bao quanh mình những chú tê tê khi chúng co tròn người lại mỗi khi chúng phát hiện được sự nguy hiểm tác động đến mình. Những chú tê tê thường thoát nạn khỏi móng vuốt của những chú mèo bự săn mồi bằng cách này nhưng buồn thay chúng sẽ thường không thoát được nếu rơi vào tay của con người (những người có quan niệm bắt nó để ăn hoặc dùng vảy nó để làm những loại thuốc cổ truyền, điều mà làm suy giảm nghiêm trọng số lượng của nó trong tự nhiên)

Theo lời kể của Lance, những chú sư tử này vẫn không bỏ cuộc, chúng cố lăn những con tê tê này như những quả bóng, mỗi khi chúng mệt hoặc mất hứng, những chú tê tê trở lại bình thường và cố gắng trốn thoát, và điều đó làm những chú sư tử chú ý lại và tiếp tục cuộc tấn công của mình. Chú ý vào một con sư tử trẻ đang gặm một con tê tê thu mình tròn lại trên một gò mối gần xe của mình, Lance cố bắt được khoảnh khắc con sư tử dùng móng vuốt của mình để tách được bộ giáp cứng cáp kia, việc chọn chuyển ảnh thành trắng đen cũng là một phần giúp đơn giản hoá các đối tượng xung quanh, giúp người xem tập trung hơn vào động tác này của chú sư tử. Để có được bức ảnh trên, Lance đã mất hết 14 giờ khi di chuyển ra ngoài để săn được nó. Cuối cùng, con tê tê vẫn không bị hề hấn gì sau cuộc săn của con sư tử, nhưng nó đã bị chết sau đó, có vẻ không vì nỗi sợ hãi khi bị săn mà vì cái nắng nóng quá cao khi bị nằm cả ngày ngoài nắng.


Camera.Tinhte_Tony_Wu_Wildlife Photographer of the Year 2016_Under_Water_winner.jpg
7. Snapper party, Tony Wu, USA / Wildlife Photographer of the Year
Winner, Underwater
Chụp bằng: Canon EOS 5D Mark III + 15mm f2.8; 1/200s_f9_ISO 640; Zillion housing; Pro One optical dome port

Vào vài ngày trong tháng, khi trăng bắt đầu tròn, hàng ngàn con cá hồng đỏ tụ tập để đẻ trứng quanh Palau ở phía tây Thái Bình Dương. Hình ảnh bên trên là khi bầy cá đẻ đầy trứng và tinh trùng ra vùng nước biển xung quanh và sự xuất hiện của những con cá săn mồi khác xung quanh. Sau khi được đọc về hoạt động này, Tony vẫn không khỏi thắc mắc vì sao có rất ít hình ảnh về nó, cho đến khi anh ta xuống nước để tìm hiểu về nó lần đầu tiên từ năm 2002. Việc dòng nước chảy nhanh giúp trứng được phát tán nhanh ra xung quanh, nhưng điều đó gây khó khăn cho Tony để có thể theo kịp khi đàn cá bơi quá nhanh; Cộng với việc ánh sáng môi trường lúc đó rất thấp và việc trứng và tinh trùng cá dày đặc bao quanh khiến anh thất bại trong việc bắt được những khoảnh khắc đó trong lần đầu tiên đó, nhưng anh ta cũng đã cố gắng trở lại đó vào mỗi năm để nhằm chụp được tấm ảnh trên.

Tony chia sẻ rằng việc đẻ trứng như vậy "như một phản ứng dây chuyền lên và xuống đồng loạt của đàn cá" và anh ta đã rất may mắn khi vị trí anh đang đứng trùng hợp với khi đàn cá di chuyển về phía anh.


Camera.Tinhte_Simon-Stafford_Wildlife Photographer of the Year 2016_Mammals_winner.jpg
8. The aftermath, Simon Stafford, UK / Wildlife Photographer of the Year
Winner, Mammals
Chụp bằng: Nikon D810 + 800mm f5.6; 1/500s_f5.6_ISO 400; beanbag

Sự im lặng kỳ lạ của vùng đất không sự sống: sự tương phản với tình trạng lộn xộn của ngày hôm trước với cảnh tượng nằm chết la liệt bây giờ và mùi hôi thối bốc lên khủng khiếp. Vào ngày hôm trước, hàng ngàn con linh dương di cư qua khu Dự trữ Quốc gia Mara Maasai của Kenya, tập trung tại sông Mara, sợ hãi khi băng qua một khe rãnh ở bờ sông với những con cá sấu sông Nile khổng lồ nằm chờ bên dưới. Một khi có một con can đảm nhảy qua, thì phía dưới rãnh nước như có một cơn xoáy nước với đầy móng vuốt và răng cá sấu. Và khi chúng nhận ra điều này thì chúng đã bị cắt đứt lìa và nằm la liệt ở bờ sông, và trong hơn một giờ, khe rãnh đó càng lúc càng đầy hơn với xác của các con linh dương nằm la liệt bên dưới móng guốc của những con đồng loại của mình đã thoát ra được phía sông.

Simon đã trở lại vào sáng sớm hôm sau, biết rằng đây là thời điểm xuất hiện của những loài ăn xác chết tập trung sau khi xảy ra cuộc tàn sát, theo Simon thì "đó là một cảnh rất tàn ác". "Phải có hơn 50 xác chết chất chồng đến 2,3 lớp", những con linh cẩu đốm đã có một bữa no nê, bên dưới là những con hà mã và cá sấu vẫn còn tập trung phía dưới sông. Theo cái nhìn từ phía bên kia dòng sông của Simon, một con linh cẩu đã dừng bữa tiệc và đứng nhìn, như thể đang đứng canh gác tại bờ sông nơi bên dưới đầy những con cá sấu hung hãn.


Camera.Tinhte_Charlie-Hamilton-James_WPotY2016_Mammals_Finalist_.jpg
9. Wild West stand-off, Charlie Hamilton James, UK / Wildlife Photographer of the Year
Finalist, Mammals
Chụp bằng: Nikon D7100 + 10–24mm; 24mm_1/2500s_f5.6_ISO 1600; Trailmaster TM550 passive infrared monitor

Hình ảnh một con gấu xám Bắc Mỹ đang trông chừng bầy quạ đen ve vãn xung quanh, chực cướp đi bữa tiệc đang dang dỡ của mình là một con bò rừng bị chết trên đường được kiểm lâm dời đi đến một nơi mà họ để cho thối rữa để tránh tiếp xúc giữa những kẻ săn mồi và khách du lịch. Với vị trí tại Công viên quốc gia Grand Teton, một phần của hệ sinh thái Greater Yellowstone ở phía Tây nước Mỹ, nơi những con gấu xám Bắc Mỹ vẫn đang còn nhởn nhơ phía ngoài. "Tiếp cận một bữa trưa của một con gấu là một điều rất nguy hiểm" Charlie chia sẻ. Vì vậy đã có các giao kèo rất nghiêm ngặt phải để ý để có thể bước ra khỏi xe của mình mỗi khi anh ta muốn đi kiểm tra nơi cái bẩy máy ảnh của mình. Trải qua khoảng thời gian gần năm tháng, anh ta đã có hàng ngàn bức ảnh của những con quạ và kền kền, nhưng chỉ có vài ảnh của chó sói hoặc gấu chụp được, nhưng không có tấm nào đạt được mong muốn theo ý của anh ta cho tới khi anh ta thấy được tấm ảnh này. Charlie cho biết: "Khi khoảng khắc mà tôi thấy được tấm ảnh này, tôi đã rất hứng khởi. Nó đã chiếm của tôi hết gần 5 tháng trời chỉ để có được tấm ảnh đàng hoàng này với những thiết lập như vậy"


Camera.Tinhte_Paul_Hilton_WPotY2016_Wildlife_Photojournalist_single_image_winner.jpg
10. The pangolin pit, Paul Hilton, UK/Australia / Wildlife Photographer of the Year
Winner, The Wildlife Photojournalist Award: Single image
Chụp bằng: Canon EOS 5D Mark III + 16–35mm f2.8; 21mm_1/800s_f8; Manfrotto tripod


Paul đã không được chuẩn bị tinh thần trước khi thấy cảnh tượng này: có khoảng 4.000 con tê tê rã đông (khoảng 5 tấn) trong một ghi nhận về việc tịch thu động vật lớn nhất từ trước đến nay. Nó được tập hợp lại chuẩn bị chuyển về Trung Quốc và Việt Nam với thương vụ bán thịt kỳ lạ hoặc để làm thuốc dành cho y học cổ truyền (với ý nghĩ sai lầm là có thể trị được nhiều loại bệnh). Tê tê đã trở thành loài động vật bị buôn bán nhiều nhất trên thế giới, với tổng cộng có tám loài nằm trong tầm ngắm. Thương vụ phi pháp này cùng với việc làm mất đi môi trường sống tự nhiên và việc săn bắn trái phép, có nghĩa là đã có ít nhất bốn loài ở châu Á và bốn loài ở châu Phi đang bị đe dọa hoặc đang trong tình trạng cực kỳ nguy cấp.

Những nạn nhân châu Á, chủ yếu là tê tê Sunda, chiếm một phần rất lớn trong vụ tịch thu này - một chiến dịch phối hợp giữa cảnh sát của Indonesia và Hiệp hội bảo tồn thế giới, được cất giấu trong một container vận chuyển lấy bình phong là cá đông lạnh, sẵn sàng cho xuất khẩu từ các cảng chính của Belawan ở Sumatra. Trong cuộc bắt giữ cũng thu giữ được 96 con tê tê còn sống (được ép ăn để tăng kích thước), cùng với hơn 100 kg vảy tê tê (được hình thành từ keratin, cùng một chất có trong móng tay và sừng tê giác), trị giá khoảng 1.8 triệu USD trên thị trường chợ đen, và 24 chân gấu. Tất cả đến từ phía bắc Sumatra. Các con tê tê chết được đưa tới một hố đào đặc biệt và sau đó được thiêu hủy. Những con còn sống được đưa về phía bắc và được thả tự do vào rừng nhiệt đới. "Tội phạm động vật hoang dã là một vấn đề rất lớn hiện nay" theo Paul nói: "Nó sẽ chỉ dừng lại khi nhu cầu dừng lại".



https://tinhte.vn/threads/hinh-anh-ket-qua-cuoc-thi-the-wildlife-photographer-of-the-year-2016.2653453/

 

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét