Thứ Tư, 6 tháng 6, 2012

Danh sách thành phố của Trung Quốc

Theo sự phân chia hành chính ở nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa thì có ba cấp đô thị, cụ thể là: thành phố trực thuộc trung ương đồng cấp với tỉnh; địa cấp thị là thành phố cấp địa khu, trong đó có những thành phố phó tỉnh; và huyện cấp thị đồng cấp với huyện, trong đó có những phó địa cấp thị.
Thành phố phó tỉnh là những thành phố cấp địa khu, còn phó địa cấp thị là những thành phố cấp huyện, nhưng được trao quyền hạn cao hơn các đô thị cùng cấp.

Mục lục

Các thành phố lớn nhất

Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có hàng chục thành phố lớn, trong đó có 3 thành phố nằm trong tốp 55 thành phố cấp toàn cầu.
# Thành phố Dân số nội thị
ước tính[1] (2002),
triệu người
Khu vực hành chính Khu vực
1. Thượng Hải 9.031.200 Thượng Hải (trực thuộc trung ương) Đông
2. Bắc Kinh 7.129.500 Bắc Kinh (trực thuộc trung ương) Bắc
3. Hồng Kông 7.012.738 Hồng Kông (Đặc khu HC) Nam
4. Thiên Tân 4.344.500 Thiên Tân (trực thuộc trung ương) Bắc
5. Vũ Hán 3.957.500 Hồ Bắc (Tỉnh) Trung
6. Thẩm Dương 3.452.900 Liêu Ninh (Tỉnh) Đông Bắc
7. Quảng Châu 3.433.700 Quảng Đông (Tỉnh) Nam
8. Cáp Nhĩ Tân 2.765.400 Hắc Long Giang (Tỉnh) Đông Bắc
9. Tây An 2.656.500 Thiểm Tây (Tỉnh) Tây Bắc
10. Trùng Khánh 2.311.600 Trùng Khánh (trực thuộc trung ương) Tây Nam
11. Cửu Long 2.279.200 Hồng Kông (Đặc khu HC) Nam
12. Thành Đô 1.927.100 Tứ Xuyên (Tỉnh) Tây Nam
13. Trường Xuân 1.886.700 Cát Lâm (Tỉnh) Đông Bắc
14. Thái Nguyên 1.832.200 Sơn Tây (Tỉnh) Bắc
15. Nam Kinh 1.800.000 Giang Tô (Tỉnh) Đông
16. Tế Nam 1.728.400 Sơn Đông (Tỉnh) Đông
17. Đại Liên 1.657.500 Liêu Ninh (Tỉnh) Đông Bắc
18. Thanh Đảo 1.449.500 Sơn Đông (Tỉnh) Đông
19. Lan Châu 1.434.500 Cam Túc (Tỉnh) Tây Bắc
20. Phủ Thuận 1.384.000 Liêu Ninh (Tỉnh) Đông Bắc
21. Trịnh Châu 1.347.700 Hà Nam (Tỉnh) Trung

Các thành phố trực thuộc trung ương

(Các thành phố trực thuộc trung ương là những đơn vị hành chính cấp tỉnh).

Các tỉnh

Chỉ liệt kê các thành phố thuộc tỉnh loại lớn. Danh sách đầy đủ xem các bài về từng tỉnh.

An Huy

Phúc Kiến

Cam Túc

Quảng Đông

Hải Nam

Hà Bắc

Hắc Long Giang

Hà Nam

Hồ Bắc

Hồ Nam

Giang Tô

Giang Tây

Cát Lâm

Liêu Ninh

Thanh Hải

Thiểm Tây

Sơn Đông

Sơn Tây

Tứ Xuyên

Vân Nam

Chiết Giang

Các khu tự trị

Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây

Khu tự trị Nội Mông

Khu tự trị dân tộc Hồi Ninh Hạ

Khu tự trị dân tộc Duy Ngô Nhĩ Tân Cương

Khu tự trị Tây Tạng

Đặc khu hành chính

Đặc khu hành chính Hồng Kông

xem Danh sách các đô thị ở Hồng Kông

Đặc khu hành chính Macao

xem Danh sách các đô thị và khu vực ở Ma Cao

http://vi.wikipedia.org/wiki/Danh_s%C3%A1ch_th%C3%A0nh_ph%E1%BB%91_c%E1%BB%A7a_Trung_Qu%E1%BB%91c

Thứ Hai, 4 tháng 6, 2012

Bài thơ : TRÔI



Một chút hoàng hôn trên sông
Qua cầu trôi nhẹ vào lòng riêng tư
Lục bình tim tím ngẩn ngơ
Sông mềm mái tóc cài nơ điệu đà
Gió thổi hoa nhẹ trôi xa
Tưởng giọt mực tím vương ra nỗi niềm
Qua sông tìm một niềm riêng
Tưởng chừng không thể gọi tên
Vậy mà……
Lục bình tím nhẹ trôi xa!

Tác giả : không còn nhớ ! 

Ý LAN - VŨ KHANH THÔI MIÊN KHÁN GIẢ PHÒNG TRÀ

Sau hai tháng xa khán giả, cặp “tình nhân” âm nhạc này lại có dịp xuất hiện tại Phòng trà Tiếng Xưa. Họ đã cống hiến cho khán giả một đêm nhạc hay không chỉ bằng chất giọng mà còn ở trình độ giao lưu.
Lần thứ hai trở lại Việt Nam, Vũ Khanh vẫn chứng tỏ sức hút của mình với danh hiệuHoành tử tình ca

Tên tuổi của hai danh ca này đủ làm khán phòng sôi động, không chỉ ở khán giả lớn tuổi muốn tìm lại chút dư âm xưa mà cả các bạn trẻ cũng muốn được một lần tận mắt chứng kiến giọng ca vàng mà trước giờ chỉ biết “văn kỳ thanh bất kiến kỳ hình”. Đêm nhạc tối qu, quả là một điều hạnh phúc cho những ai có mặt, được thưởng thức tiếng hát vàng của đôi song ca Ý Lan – Vũ Khanh.
Trong trang phục veston lịch lãm, vẫn gương mặt điển trai với hàm râu kẽm đáng yêu, chàng hoàng tử tình ca Vũ Khanh bước ra sân khấu với một phong độ tràn trề, anh không hát bốn bài theo quy định của chương trình, bởi tiếng vỗ tay cứ vang lên liên tục trong những lần anh nhả câu, hoặc cao vút với những ca từ ngọt ngào. Đây có lẽ là chất xúc tác giúp anh “phạm luật” hát một hơi tám ca khúc, đến nỗi chị Hòa chủ phòng trà phải gởi giấy lên sân khấu cho anh với hàng chữ thân thương: “Lát còn phải hát song ca nữa đấy!”.
Ý Lan xuất hiện muộn bởi Vũ Khanh hát quá nhiệt tình, và sự chậm trễ này như được bù đắp bởi sự trình diễn còn nhiệt tình hơn của Ý Lan. Nghe cô hát, người xem mới hiểu vì sao bao nhiêu năm trời vẫn còn người “thèm” nghe, dù Ý Lan đã về Việt Nam nhiều lần, nhưng mỗi lần cô cất tiếng hát, như ru người nghe theo từng chữ, từng câu với hàng loạt ca khúc: Đố ai, Nụ tầm xuân, Tình đầu tình cuối, Trăm nhớ ngàn thương… và đặc biệt với ca khúc Mùa thu chết của nhạc sĩ Phạm Duy vừa được cấp phép, Ý Lan đã làm cả khán phòng im lặng để rồi sau đó lại bùng nổ tiếng vỗ tay.
Vũ Khanh nói: “Về đây tôi mới biết nhánh phượng hồng nó đẹp đến dường nào, cảm xúc đứng trước quý vị, được hát được kể những câu chuyện vui, tôi thấy mình là người hạnh phúc biết bao nhiêu…!”.




Vũ khanh hạnh phúc với lẵng hoa của nữ khán giả






Với sự có mặt của nhạc sĩ Bảo Chấn, tiếng hát Ý Lan đi sâu vào lòng khán giả và cô tự hào ông sẽ là người đánh đờn cho bốn thế hệ gia đình của cô

Vũ Khanh - Ý Lan cứ như một đôi tình nhân trẻ, nồng nàn trên sân khấu




Đêm diễn còn có sự góp mặt của nhóm Đồng Xanh, Mây Lang Thang, giải nhất Tiếng hát mãi xanh Kim Thoa và Ana Long người có tiếng hát giống Quang Dũng đến lạ lùng




Họ đã trình diễn và đem đến cho khán giả những cung bậc thăng hoa nhất của âm nhạc

Theo: Infonet
http://www.info.vn/van-hoa/am-nhac/237194-Y-Lan---Vu-Khanh-thoi-mien-khan-gia-phong-tra.html