Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Cộng Hòa Tự Trị Krym

Krym (tiếng UkrainaКримtiếng NgaКрым, phiên âm tiếng ViệtCrưm), tên đầy đủ là nước Cộng hoà Tự trị Krym (tiếng UkrainaАвтономна Республіка Крим, chuyển tự: Avtonomna Respublika Krymtiếng NgaАвтономная Республика Крым, chuyển tự: Avtonomnaya Respublika Krym) là một nước cộng hòa tự trị ở miền nam của Ukraina, nằm trên một bán đảo cùng tên ở phía bắc biển Đen.
Lãnh thổ Krym bị chiếm đóng nhiều lần trong lịch sử. Các sắc dân như Kimmeri,Hy LạpScythiaGothHungBulgarKhazar, quốc gia Rus Kiev, người Hy Lạp của Đế quốc Đông La Mã, người Tatar của Kim Trướng hãn quốc và người Mông Cổ đều từng có thời gian kiểm soát Krym. Vào thế kỷ 13Cộng hòa Venezia vàCộng hòa Genova kiểm soát một phần Krym. Nối tiếp chúng là Hãn quốc Krym vàĐế quốc Ottoman vào thế kỷ 15-18 và Đế quốc Nga vào thế kỷ 18-20. Thời thuộcLiên Xô, Krym ban đầu là một phần của Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Liên bang Nga. Ngày 19 tháng 2 năm 1954, Đoàn chủ tịch Xô viết Tối cao của Liên Xô ban hành sắc lệnh cắt tỉnh Krym chuyển cho Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina.[1] Việc chuyển giao này được miêu tả là một "cử chỉ mang tính biểu tượng", kỉ niệm cột mốc 300 năm Ukraina trở thành một phần của Đế quốc Nga.[2][3][4]
Krym nay là một nước cộng hòa nghị viện tự trị trong Ukraina,[5] nằm dưới sự chi phối của Hiến pháp Krym và phù hợp với các điều luật của Ukraina. Thủ đô và nơi đặt trụ sở của chính phủ nước cộng hòa là thành phố Simferopol, nằm ở trung tâm của bán đảo. Krym có diện tích 26.200 km² và dân số vào năm 2007 là 1.973.185. Các số liệu này không bao gồm diện tích và dân số của thành phố Sevastopol cũng nằm trên bán đảo song tách biệt về hành chính.
Người Tatar Krym là một dân tộc thiểu số tại Krym, vào năm 2001 họ chiếm 12,1% dân số của nước cộng hòa.[6] Dân tộc này khởi thủy tại Krym vào cuối thời kỳTrung Cổ sau khi Hãn quốc Krym thành lập. Thời Liên Xô, Chính phủ của Stalintrục xuất cưỡng bức người Tatar Krym vào năm 1944 sau khi Liên Xô chiếm lại vùng này từ tay Đức Quốc Xã. Trên 180 ngàn người bị chở bằng xe lửa đến Trung Á. Khoảng 22 cho tới 46% số người này đã chết trên xe lửa vì đói khát hoặc vì bệnh tật. Sau khi Liên Xô sụp đổ, người Tatar Krym bắt đầu quay trở lại khu vực.[7]Theo điều tra dân số Ukraina năm 2001, 58,5% dân số tại Krym thuộc dân tộc Nga và 24,4% thuộc dân tộc Ukraina.[6]

Địa lý[sửa | sửa mã nguồn]

Phần dãy núi Krym gần thành phốAlushta
Bán đảo Krym nằm tại bờ bắc biển Đen và bờ tây biển Azov, phía bắc giáp tỉnh Kherson. Có hai cộng đồng nông thôn thuộc huyện Henichesk, tỉnh Kherson nằm trên mũi đất Arabat, Shchaslyvtseve và Strilkove của bán đảo Krym.
Krym nối liền với đất liền bởi eo đất Perekop rộng 5-7 km. Mũi đông là bán đảo Kerch nằm đối diện với bán đảo Taman của Nga. Giữa hai bán đảo Kerch và Taman là eo biển Kerch rộng 3-13 km, vốn là thủy đạo nối thông biển Đen với biển Azov. Bán đảo Krym có nhiều bán đảo nhỏ hơn như mũi đất Arabat, bán đảo Kerch, bán đảo Heracles, bán đảo Tarhan Qut,...
Xét phương diện địa lý, bán đảo Krym nói chung thường được chia làm ba đới: thảo nguyên, núi non và bờ biển phía nam. Chạy dọc bờ biển đông nam của Krym là dãy núi Krym, phía trong lại có một dãy núi nữa chạy song song. 75% phần diện tích còn lại của Krym là các thảo nguyên nửa khô hạn, có địa hình dốc thoải từ chân dãy núi Krym xuống hướng tây bắc. Thác nước Uchan-su ở sườn nam của dãy Krym là thác nước cao nhất Ukraina.
Dải bờ biển hẹp phía ngoài dãy Krym có phong cảnh thiên nhiên tươi xanh, là nơi tọa lạc của nhiều làng mạc của người Tatar Krym, các thánh đường Hồi giáo, cung điện của hoàng gia và quý tộc Nga, các lâu đài trung cổ và Hy Lạp cổ, các vườn nho và vườn cây ăn quả.

Khí hậu[sửa | sửa mã nguồn]

Phần lớn diện tích Krym có khí hậu ôn đới lục địa, trừ vùng bờ biển đông nam có khí hậu cận nhiệt đới. Nhiệt độ nội địa vào mùa hè có thể lên mức 28°C (bình quân tháng 7), trong khi nhiệt độ mùa đông có thể xuống mức -0,3°C (bình quân tháng 1), riêng nhiệt độ của bờ biển phía nam vào mùa đông thì có phần cao hơn (4°C, bình quân tháng 1). Krym ít mưa, trung bình mỗi năm chỉ mưa 400 mm. Nhờ đặc điểm khí hậu mà dải bờ biển phía nam Krym là nơi thu hút nhiều du khách Nga và Ukraina đến tắm biển và sưởi nắng.

Chính quyền[sửa | sửa mã nguồn]

Krym là nước cộng hòa tự trị thuộc Ukraina, đứng đầu là một viên Đại diện Tổng thống. Cơ quan lập pháp gồm 100 ghế, được gọi là Hội đồng Tối cao Krym.
Cơ quan hành pháp Krym được gọi là Hội đồng Bộ trưởng, đứng đầu là một viên Chủ tịch, tức Thủ tướng Krym. Người này do Hội đồng Tối cao Krym bổ nhiệm và bãi nhiệm với sự ưng thuận của Tổng thống Ukraina.[8] Hội đồng Tối cao và Hội đồng Bộ trưởng đều hoạt động tuân theo Hiến pháp và pháp luật Ukraina, cũng như tuân theo các quyết định do Hội đồng Tối cao Krym ban hành.[9]
Cơ quan tư pháp Krym là tòa án, thuộc hệ thống tư pháp Ukraina nói chung.[9]

Phân chia hành chính[sửa | sửa mã nguồn]

Krym được chia làm 25 vùng: 14 huyện (raion) và 11 "lãnh thổ do hội đồng thành phố quản hạt".[10] Thành phố Sevastopol nằm trên phần đất đông nam của bán đảo Krym nhưng được quản lí hành chính riêng và là một trong hai thành phố trực thuộc trung ương của Ukraina, cùng với thủ đô Kiev.

Huyện[sửa | sửa mã nguồn]

Phân chia hành chính Krym
1. Bakhchisaray
2. Bilohirsk
3. Dzhankoy
4. Kirovske
5. Krasnohvardiyske
6. Krasnoperekopsk
7. Lenine
8. Nizhnyohirskyi
9. Pervomayske
10. Rozdolne
11. Saky
12. Simferopol
13. Sovetskyi
14. Chornomorske

Lãnh thổ do hội đồng thành phố quản hạt[sửa | sửa mã nguồn]

15. Alushta
16. Armyansk
17. Dzhankoy
18. Yevpatoria
19. Kerch
20. Krasnoperekopsk
21. Saki
22. Simferopol
23. Sudak
24. Feodosiya
25. Yalta

Du lịch[sửa | sửa mã nguồn]

Bãi biển ở Koktebel
Ngành du lịch Krym bắt đầu phát triển từ nửa sau thế kỉ 19. Hệ thống giao thông ngày càng phát triển giúp đưa khách du lịch từ miền trung của Nga đến đây. Đầu thế kỉ 20, nhiều cung điện, villa được xây dựng mà đến nay vẫn còn.
Giai đoạn phát triển mới bắt đầu từ khi chính quyền Xô viết nhận thấy tiềm năng du lịch chữa bệnh tại đây. Krym trở thành điểm đến "vì sức khỏe" của đông đảo người lao động Liên Xô. Ngày nay, Krym là điểm đến để du khách lánh xa cuộc sống thường nhật hơn là điểm du lịch chữa bệnh. Những địa điểm thu hút nhiều khách là dải bờ biển phía nam với các thành phố Yalta và Alushta, dải bờ biển phía tây với các thành phố Eupatoria và Saki, và dải bờ biển phía đông nam với các thành phố Feodosia và Sudak.
Krym rất giàu tài nguyên thiên nhiên và lịch sử. Có thể tìm thấy ở Krym nhiều cảnh quan thiên nhiên đa dạng, từ các dãy núi, cao nguyên đến đồng cỏ và hang động. Ở Saki có nguồn bùn được dùng để tắm chữa bệnh. Eupatoria lại có những bãi biển rộng rãi từ cát thạch anh.[11]

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

TẠI SAO LÀ CRƯM?

Sau những biến cố chính trị ở Ukraina - với phe thân phương Tây lên nắm quyền sau khi Viktor Yanukovych bị lật đổ khỏi chức vụ Tổng thống, có nhiều lo ngại khu vực Crưm sẽ trở thành một chiến trường giữa các lực lượng đối nghịch.

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Thế giới 24h: Ukraina cảnh cáo Nga
Ukraina, Nga, Crưm, bán đảo, biến cố chính trị, nguy hiểm
Những người thân Nga và người Tatar ẩu đả vì tương lai của Crưm
Những người đàn ông mang theo vũ khí đã kéo cờ trên các tòa nhà chính phủ, tuyên bố "Crưm là Nga" trong khi các nhóm thân phương Tây và thân Nga đụng độ với nhau trên đường phố.
Crưm là trung tâm của tình cảm yêu mến Nga và có nguy cơ chuyển sang li khai. Khu vực này - một bán đảo nằm trên bờ Biển Đen của Ukraina - có 2,3 triệu cư dân, hầu hết tự nhận là người Nga và nói tiếng Nga.
Đa số cử tri Crưm đã ủng hộ Viktor Yanukovych trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2010, và nhiều người ở đó tin rằng ông là nạn nhân của một cuộc đảo chính. Suy nghĩ này đã dẫn đến các nỗ lực của những người li khai trong quốc hội Crưm muốn một cuộc bỏ phiếu về việc liệu vùng đất này có nên tách khỏi Ukraina hay không.
Nga có quyền lực vượt trội ở Crưm trong khoảng 200 năm qua sau khi thôn tính bán đảo này năm 1783. Tuy nhiên, Moscow đã trao lại vùng đất chiến lược cho Ukraina dưới thời Liên Xô vào năm 1954. Một số người Nga coi đó là một sai lầm lịch sử.
Theo một cuộc điều tra dân số năm 2001, người Ukraina chiếm 24% dân số ở Crưm, so với 58% người Nga và 12% người Tatar.
Hiện Crưm vẫn là một khu vực thuộc Ukraina - một vị thế mà Nga ủng hộ khi cam kết tôn trọng tính toàn vẹn lãnh thổ của Ukraina trong một bản ghi nhớ được ký kết năm 1994 (còn có chữ ký của cả Mỹ, Nga và Pháp).
Đây là một nền cộng hòa tự trị bên trong Ukraina, bầu chọn quốc hội riêng. Tuy nhiên, vị trí Tổng thống Crưm đã bị bãi bỏ năm 1995 và hiện vùng này có một đại diện tổng thống và một Thủ tướng - cả hai đều do Kiev bổ nhiệm.
Ukraina, Nga, Crưm, bán đảo, biến cố chính trị, nguy hiểm
Hợp đồng thuê căn cứ Sevastopol của Nga kéo dài đến năm 2042
Nga có một căn cứ hải quân lớn ở thành phố Sevastopol thuộc Crưm, nơi Hạm đội Biển Đen đang đóng quân. Do vậy, một số người Ukraina lo ngại sẽ xảy ra một sự can thiệp quân sự từ Nga.
Hợp đồng cho thuê căn cứ quy định lính Nga không được phép đưa xe hoặc các trang thiết bị quân sự ra ngoài khu vực căn cứ nếu không được phép của Ukraina. Tân Tổng thống Ukraina Olexander Turchynov đã cảnh báo rằng bất kỳ hành động nào của quân Nga bên ngoài căn cứ của họ ở Crưm "sẽ bị coi là xâm lược quân sự".
Cũng có những thông tin rằng các đại sứ Nga đang phân phát hộ chiếu nước này trên bán đảo Crưm. Luật quốc phòng của Nga cho phép hành động quân sự ở hải ngoại để "bảo vệ các công dân Nga" và điều  đó làm dấy lên lo ngại Moscow đang sử dụng điều này như một cái cớ để đưa quân sang.
Trước kia, Nga từng viện lý lẽ tương tự để điều quân sang Nam Ossetia, vùng đất li khai khỏi Grudia năm 2008, và đánh bại quân đội Grudia ở đó.
Và cũng như với Grudia, Moscow đã tức giận trước những gì họ xem là sự ve vãn của EU và NATO với Ukraina. Nhưng Crưm lớn hơn Nam Ossetia, Ukraina cũng lớn hơn Grudia, và dân Crưm phân rẽ hơn so với ở Nam Ossetia thân Nga - khiến cho sự can thiệp của Nga ở Ukraina trở thành một ván cờ phức tạp hơn nhiều.

Thanh Hảo (Theo BBC)
http://vietnamnet.vn/vn/quoc-te/163482/tai-sao-la-crum-.html