Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

NGAO NGÁN “AO LÀNG” ASEAN

VietTimes -- Thật trớ trêu khi cả 4 đội bóng khu vực Đông Nam Á lại nằm cùng bảng G vòng loại thứ 2 World Cup 2022 khu vực châu Á. Người ta thêm ngán ngẩm những gì đã xẩy ra trên sân lẫn khán đài và không biết FIFA có ngồi im trước những hỗn loạn này không?
FIFA sẽ không để yên sự việc này. Ảnh Getty.
FIFA sẽ không để yên sự việc này. Ảnh Getty.
Sân vận động Bung Karno có sức chứa trên 80.000 chỗ ngồi nằm tại khu liên hợp thể thao Bung Karno tại trung Jakarta, Jakarta, Indonesia lâu nay nổi tiếng là chảo lửa khu vực Đông Nam Á. Cổ động viên Indonesia cũng nổi tiếng quậy phá, thậm chí là bao loạn không chỉ sân nhà mà cả trên sân khách.
Khổ vì thắng
Trước đây, tại AFF Cup 2010 các cầu thủ, tuyển Malaysia cũng phải di chuyển bằng xe bọc thép khi tới Indonesia đá trận chung kết giải đấu. Sau trận CĐV Indonesia quây lại tấn công bằng gạch đá, gậy gộc vào xe chở cầu thủ đội khách. Tình trạng tương tự diễn ra tại SEA Games 2011 theo một kịch bản còn tồi tệ hơn.
Nhưng việc hàng ngàn cổ động viên chủ nhà xếp chữ "Fuck You Loser" hướng về phía cầu thủ Malaysia, trong trận đấu ĐT Indonesia gặp Malaysia là điều khó thể chấp nhận được. “Sĩ nhục có tổ chức”, “làm nhục có đầu tư” là những cụm chữ của báo chí Malaysia khi đề cập tới sự kiện xấu hổ này.
Ngao ngán “ao làng” ASEAN - ảnh 1
"Chảo lửa" Bung Karno như thế này đây. Ảnh Getty.
Chắc chắn FIFA sẽ xét lại việc đệ đơn xin đăng cai U20 World Cup 2021 của xứ Vạn đảo này. Không hiểu CĐV Indonesia làm như thế có làm cho đối thủ sợ hãi hay làm mát đi hình ảnh đất nước Vạn đảo thân thiện, hiếu khách?
Chả hiểu sức nóng trước và trong trận đấu đã tác động đến tâm lý cầu thủ chủ nhà như thế nào hay chính nó lại làm cho các cầu thủ khách Malaysia quyết tâm hơnHai lần Indonesia vượt lên thì cũng 2 lần các cầu thủ Malaysia gỡ hòa.
Đỉnh điểm của trận đấu khi phút 90+6 khi cầu thủ vào sân từ băng ghế dự bị Mohamadou Sumareh ghi bàn "kết liễu" tuyển Indonesia, điều này khiến CĐV đội chủ nhà không giữ nổi bình tĩnh.
Tức giận vì đội bóng để thua đại kình địch 2-3 ngay trên sân nhà, các CĐV Indonesia đã trút cơn mưa vật thể lạ lên các CĐV Malaysia ngay trên sân. Để bảo đảm an toàn cho đội khách quân đội đã điều 5 chiếc xe bọc thép tới sân Gelora Bung Karno (GBK), nơi diễn ra trận đấu, để đưa các cầu thủ Malaysia về khách sạn của họ.
Ngoài ra, cổ động viên chủ nhà còn ném vật thể lạ xuống sân và quay sang tấn công khán giả Malaysia. Ít người hơn nên CĐV Malaysia chỉ còn biết tháo chạy và không ít đã bị thương từ hành vi quá khích của nhóm CĐV chủ nhà.
Liên đoàn Bóng đá Malaysia khẳng định sẽ kiện lên FIFA vụ việc này. Bộ trưởng Thanh niên& Thể thao Malaysia, ông Syed Saddiq người có mặt tại hiện trường cho biết: “Nhóm fan chừng 1.000 người Malaysia lọt thỏm giữa 95.000 fan Indonesia đã bị ném đá, ném vật kim loại, chai lọ vào khiến tình hình rất nguy hiểm”.
Đá bóng hay đánh trận? Ảnh AP.
Đá bóng hay đánh trận? Ảnh AP.
Thiếu bàn thắng, thừa bạo lực
Trên sân Thammasat tuy không có bàn thắng nào được ghi nhưng những đòn Muay Thái liên tục được cầu thủ 2 bên tung ra. Rất may  trọng tài Al Adba vẫn kiểm soát được tình hình dù bị cho là “nhát thẻ”, nhất là những pha vào bóng mang tính triệt hạ của các cầu thủ Thái Lan trong các pha đánh nguội, tiểu xảo và đặc biệt là tình huống Thitiphan phạm lỗi nguy hiểm với Quế Ngọc Hải.
Công Phượng còn phải nỗ lực rất nhiều. Ảnh FAT.
Công Phượng còn phải nỗ lực rất nhiều. Ảnh FAT.
Các cầu thủ Thái Lan đang thi đấu tại J1-League như Theerathon, Thitiphan, Supachok thay vì thể hiện trình độ chuyên môn cao khi chơi bóng ở giải đấu hàng đầu châu lục thì chỉ thể hiện mình có nhiều tiểu xảo sân cỏ. Khi đá ở hàng công mà Thitiphan, Supachok thay vì lo chơi bóng lại mãi “ăn chân” đối thủ thì bàn thắng không đến là điều dễ hiểu.

Hình ảnh chiến lược gia người Nhật Bản không thể kiềm chế và bất ngờ lao vào sân sau tình huống tranh chấp của Bùi Tiến Dũng với ngôi sao Chanathip Songkrasin khó chấp nhận được. HLV Nishino đẩy bác sĩ Trần Anh Tuấn lúc ông cố gắng đi vào sân để chăm sóc cho trung vệ Bùi Tiến Dũng, chưa đủ sau đó còn xô bác sĩ Choi Ju-young. Các trợ lý Thái Lan ngay sau đó cũng đã có những hành động khó coi dành cho ông Park và khán giả Việt Nam.
Nếu như việc HLV Park Hang-seo cũng bày tỏ sự không hài lòng với cách cư xử của người đồng nghiệp bên kia chiến tuyến ngoài đường biên đã phải nhận thẻ vàng thì ông Nishino cũng xứng đáng nhận thẻ.
Có vẻ như báo chí khu vực đã “việt vị” khi dành khá nhiều cụm từ đao to búa lớn, kiểu “siêu kinh điển”, “đại chiến” cho cuộc đối đầu của 2 đội tuyển lớn nhất khu vực. Chất lượng chuyên môn của trận đấu chỉ dừng ở mức trung bình, bởi các tiếng còi đã cắt vụn trận đấu.
BHL Thái Lan khiêu chiến. Ảnh FAT.
BHL Thái Lan khiêu chiến ông Park. Ảnh FAT.
Bản thân HLV Nishino cũng tuyên bố rất mạnh miệng: “chỉ cần 10 ngày để dành chiến thắng trước Việt Nam”, thậm chí “tấn công để chiến thắng” nhưng lại “đi săn không súng” tập trung 6 tiền vệ ở giữa sân mà không hề có tiền đạo. Ông sợ thua!
Các ngôi sao Supachok (Thái Lan), Công Phượng, Văn Toàn (Việt Nam) thể hiện những pha xử lý khá vụng về khi tiếp cận khung thành đối phương cho thấy còn rất lâu nữa họ mới có thể đạt tầm Kiatisak, Công Vinh trước đây.
Bao giờ, bóng đá Đông Nam Á mới tiếp cận trình độ tổ chức trận đấu lẫn chất lượng chuyên môn là một câu hỏi chưa thể trả lời. Chỉ dám chắc FIFA sẽ có ngay án phạt cho Liên đoàn bóng đá Indonesia, bởi không thể làm khác được?

Thứ Sáu, 6 tháng 9, 2019

50 TRIỆU SỐ ĐIỆN THOẠI CỦA NGƯỜI DÙNG FACEBOOK VIỆT NAM BỊ CÔNG KHAI TRÊN MẠNG

Một số lượng dữ liệu khổng lồ số điện thoại người dùng Facebook bị rò rỉ trên mạng, trong đó có đến 50 triệu người dùng Việt Nam.

Theo trang TechCrunch, một máy chủ chứa dữ liệu của hơn 419 triệu hồ sơ người dùng Facebook trên toàn thế giới bị rò rỉ trên mạng. Trong số này có 133 triệu người dùng Mỹ, 18 triệu người dùng Anh và hơn 50 triệu người dùng Việt Nam.
Điều đáng nói là máy chủ này không được bảo vệ bằng mật khẩu nào, khiến bất kỳ ai cũng có thể truy cập cơ sở dữ liệu này.
50 triệu số điện thoại của người dùng Facebook Việt Nam bị công khai trên mạng
Lại thêm bê bối dữ liệu người dùng liên quan đến mạng xã hội Facebook
Mỗi hồ sơ chứa một ID người dùng Facebook và số điện thoại được liên kết với tài khoản. Mặc dù số điện thoại người dùng đã không được công khai trong hơn 1 năm trước từ khi Facebook tuyên bố hạn chế quyền này.
TechCrunch đã xác minh một số hồ sơ trong cơ sở dữ liệu bằng cách khớp số điện thoại của người dùng Facebook đã biết với ID Facebook được liệt kê của họ. Ngoài ra, họ cũng kiểm tra các bản ghi khác bằng cách khớp các số điện thoại với tính năng đặt lại mật khẩu Facebook. Một số hồ sơ còn có cả tên người dùng, giới tính và tên quốc gia.
50 triệu số điện thoại của người dùng Facebook Việt Nam bị công khai trên mạng
Một hồ sơ người dùng tại Vương Quốc Anh với thông tin số điện thoại, giới tính và tên quốc gia
Đây là bê bối bảo mật mới nhất liên quan đến dữ liệu người dùng Facebook sau loạt sự cố kể từ vụ Cambridge Analytica, với hơn 80 triệu hồ sơ người dùng bị lợi dụng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 2016.
Kể từ đó, Facebook dính hàng loạt sự cố liên quan người dùng, bao gồm cả Instagram, mà hãng này đã thừa nhận.
 
Vụ rò rỉ số điện thoại mới nhất từ hàng trăm triệu người dùng Facebook này khiến họ đứng trước nguy cơ bị các cuộc gọi spam, quấy rối... Thậm chí tin tặc có thể lừa nhà mạng chuyển số điện thoại của nạn nhân sang điện thoại kẻ tấn công để đặt lại mật khẩu các tài khoản bất kỳ được liên kết với số điện thoại đó.
Sanyam Jain, một nhà nghiên cứu bảo mật và thành viên của GDI Foundation, đã tìm thấy cơ sở dữ liệu trên nhưng không thể tìm ra chủ sở hữu. Khi phóng viên của TechCrunch liên lạc được với máy chủ web, cơ sở dữ liệu này đã bị ngắt kết nối Internet. Jain cho biết, anh đã tìm thấy hồ sơ với số điện thoại của một số người nổi tiếng.
Người phát ngôn của Facebook, Jay Nancarrow cho biết, dữ liệu trên đã bị loại bỏ từ trước khi Facebook tắt quyền truy cập vào số điện thoại của người dùng.
"Dữ liệu này đã cũ và dường như chúng được thu thập trước khi chúng tôi tắt tính năng tìm kiếm người dùng Facebook qua số điện thoại hồi năm ngoái. Tập dữ liệu này đã bị gỡ và chúng tôi không thấy bằng chứng nào về việc tài khoản Facebook người dùng bị xâm phạm", Nancarrow cho biết.
Nhưng câu hỏi được đặt ra là ai đã thu thập dữ liệu này từ Facebook và mục đích là gì?
Hải Phong(theo TechCrunch)

NHIỀU KHÁCH HÀNG BỊ LỪA KHI MUA SẢN PHẨM Ở CÁC GIAN HÀNG 'MA' TRÊN SHOPEE

Kể từ tháng 3/2019, Lazada, Shopee và một số sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam đã thông báo dừng cung cấp dịch vụ đồng kiểm khi nhận hàng, có nghĩa là người mua hàng phải thanh toán đầy đủ cho nhân viên giao hàng mới được kiểm tra hàng. Điều này khiến không ít người dùng cảm thấy hoang mang bởi một số gian thương đã lợi dụng chính sách này và sử dụng các chiêu trò khá tinh vi để lừa đảo người dùng khi mua hàng trên các sàn TMĐT.
Một số sàn thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam thông báo dừng cung cấp dịch vụ đồng kiểm khi nhận hàng
Không ít người dùng đã phản ánh về việc tài khoản phukiengiasi.cf trên Shopee bán các sản phẩm giá rẻ nhằm lừa đảo người mua. Cụ thể, cửa hàng này rao bán các sản phẩm với dòng mô tả hấp dẫn như "xả kho", "chính hãng nguyên seal" với giá rẻ bằng 1/3 giá gốc để thu hút những khách hàng thích giá rẻ. Sau khi nhận được đơn đặt hàng, shop này đã âm thầm treo các đơn hàng này trên Shopee không xác nhận nhưng vẫn giao hàng tới địa chỉ đã đặt bằng dịch vụ vận chuyển thứ ba, thay vì sử dụng dịch vụ vận chuyển của các trang TMĐT.
Nhưng sau khi nhận hàng, nhiều người mua có nguy cơ nhận phải "gạch, giấy vụn" thay vì sản phẩm đã đặt. Người mua bị lừa sẽ không thể đòi lại tiền khi đã ký nhận hàng bởi đơn hàng đã bị hủy trên hệ thống của Shopee trước đó.
Một khách hàng đã đặt mua đưa ra cảnh báo cho mọi người.
Một khách hàng đã đặt mua đưa ra cảnh báo cho mọi người.
Cộng đồng mạng đã phát giác mánh khóe lừa đảo của toài khoản phukiengiasi.cf từ 3 ngày trước và đồng loạt báo cáo (report) cửa hàng này tới Shopee. Nhưng cửa hàng này vẫn "ung dung" tồn tại như không có điều gì xảy ra. Cho tới thời điểm 16h00 ngày 4/9, tài khoản "phukiengiasi.cf" của cửa hàng này mới chính thức bị khóa trên Shopee.
Điều này đồng nghĩa với việc, trong những ngày qua vẫn có thêm hàng trăm khách hàng bị cửa hàng này lừa đảo do Shopee chậm xử lý các shop vi phạm trên trang TMĐT của mình.
Tài khoản "phukiengiasi.cf" chính thức bị khóa trên Shopee từ 16h00 chiều ngày 4/9.
Tài khoản "phukiengiasi.cf" chính thức bị khóa trên Shopee từ 16h00 chiều ngày 4/9.
Trên thực tế, hình thức lừa đảo như trên đã xuất hiện từ lâu trên nhiều trang TMĐT khác. Mặc dù hình thức lừa đảo này khá đơn giản nhưng đã có không ít khách hàng bị lừa.
Thông thưởng, kẻ xấu thường lập một gian hàng “ma” trên các trang TMĐT có chính sách bán hàng dễ và đăng tải những sản phẩm với mức giá cực hấp dẫn, rẻ hơn giá niêm yết từ 3-4 lần kèm theo là những dòng mô tả rất hấp dẫn như "giảm giá cực sốc", "thanh lý xả kho". Những gian thương này thường lựa chọn các mặt hàng có giá trị cao, kích thước nhỏ gọn như đồ điện tử, điện thoại...
Mã và thông tin đơn hàng trên Shopee không được ghi trên gói hàng vì đơn hàng đã bị hủy trước đó.
Mã và thông tin đơn hàng trên Shopee không được ghi trên gói hàng vì đơn hàng đã bị hủy trước đó.
Công thức chung của các shop lừa đảo là: Đăng bán các sản phẩm giá cực rẻ để hút khách -> hủy đơn trên sàn TMĐT -> ship hàng thông qua dịch vụ của bên thứ ba -> nhận tiền.
Đối tượng hướng tới của các shop lừa đảo này là những khách hàng thiếu cảnh giác và ham rẻ.
Tuy nhiên, do chính sách không được kiểm tra hàng khi nhận của nhiều trang TMĐT, khách hàng rất dễ nhận phải hàng giả, hàng kém chất lượng, thậm chí là bị tráo sản phẩm.
 Nhiều trang TMĐT áp dụng chính sách không kiểm tra hàng khi nhận
Trên thực tế, không ít khách hàng đã rơi vào trường hợp nhận được một gói hàng toàn là gạch đá, giấy vụn… khi đặt mua những sản phẩm điện tử đắt tiền như điện thoại trên sàn TMĐT. Khi đó, khách hàng không được nhận bất kỳ hình thức hậu mãi hay hỗ trợ từ phía chủ shop lẫn sàn TMĐT do đơn hàng đã bị chủ shop đơn phương hủy, hệ thống của các sàn TMĐT không ghi nhận bất kỳ giao dịch mua hàng hay thông tin của người dùng bị thiệt hại.
Tất nhiên, những shop “ma” này đều giấu hoặc để địa chỉ, số điện thoại ma để tránh bị tìm thấy.
Để tránh bị lừa đảo khi mua hàng trên Shopee, khách hàng nên cài app Shopee để có thể theo dõi tình trạng đơn hàng. Nếu đơn hàng ở trong trạng thái đã bị shop Hủy hoặc chưa ở trạng thái Đang giao, lại có người gọi đến ship thì từ chối thanh toán tiền và không nhận hàng.