Thứ Hai, 20 tháng 5, 2019

NHỮNG GÌ BẠN MUA TỪ ONLINE ĐẾN CỬA HÀNG NGOÀI, GOOGLE ĐỀU BIẾT!

Thông qua hóa đơn điện tử được gởi đến tài khoản Gmail, Google đang âm thầm theo dõi hành vi mua sắm của chúng ta, không chỉ là từ các dịch vụ của Google như Play Store mà còn là bất cứ đâu miễn có hóa đơn chẳng hạn như Amazon. Dù vừa công bố chính sách riêng tư mới ngay tại Google I/O 2019 nhưng Google vẫn đang thu thập rất nhiều dữ liệu cá nhân từ các dịch vụ mà bạn sử dụng như Gmail và không dễ gì để xóa dữ liệu này.

Theo phát hiện của cây bút Todd Haselton trên CNBC, Google thiết kế một trang có tên Purchase (truy cập tại đây) và nó hiển thị chính xác rất nhiều thứ (dù không phải tất cả) anh này đã mua kể từ năm 2012 đến nay. Anh cho biết đã mua hàng từ nhiều dịch vụ hay ứng dụng trực tuyến như Amazon, DoorDash, Seamless cũng như tại các cửa hàng thực tế như Macy's nhưng chưa bao giờ mua thông qua Google.

Tuy nhiên, hóa đơn điện tử được gởi đến tài khoản Gmail của anh và Google đã liệt kê thông tin về thói quen mua hàng của Haselton trên trang Purchases.

Đang tải Google_purchase.jpg…
Google thậm chí còn biết mọi thứ mà Haselton hầu như đã quên, chẳng hạn như một đôi giày tại cửa hàng Macy's vào ngày 14 tháng 9 năm 2015 cũng như những thanh toán như nạp tiền vào thẻ Starbucks, mua Kindle trên Amazon hay thậm chí là thuê bộ phim Solo: A Star Wars Story trên iTunes!

Trước vụ việc, một người phát ngôn của Google cho biết: "Để giúp bạn dễ dàng xem lại và theo dõi những gì đã mua, đã đặt và thuê bao thì chúng tôi tạo ra một trang riêng tư, chỉ có bạn mới thấy. Bạn có thể xóa dữ liệu này nếu muốn và chúng tôi không sử dụng thông tin từ các tin nhắn, email trong Gmail của bạn để quảng cáo, bao gồm cả các email hóa đơn và xác nhận mua hàng được hiển thị trên trang Purchase."

Đang tải Google_thu_thap_du_lieu_mua_hang.jpg…
Tuy nhiên, không dễ để xóa tất cả dữ liệu cá nhân từ Purchase. Về cơ bản nếu bạn xóa email có hóa đơn điện tử trong hộp thư Gmail thì dữ liệu trên Purchase sẽ được xóa theo nhưng không phải ai cũng muốn xóa bởi nhiều người có thói quen giữ lại để khi cần có thể đổi trả hàng bởi hóa đơn điện tử chính là "proof-of-purchase" - bằng chứng đã thanh toán mà nhiều công ty sẽ yêu cầu trình ra nếu muốn đổi trả hay bảo hành sản phẩm. Như vậy, không có cách nào để xóa dữ liệu từ Purchase mà không phải xóa hóa đơn điện tử trong Gmail.

Dù Google nói rằng chỉ mình bạn xem được thông tin mua hàng trên trang Purchase nhưng "Thông tin về các đơn hàng cũng có thể được lưu trong mục hoạt động (Activity) trên các dịch vụ khác của Google" từ đó bạn có thể theo dõi và xóa thông tin trên trang My Activity. Vấn đề là tại mục My Activity (truy cập tại đây), bạn sẽ không có cách nào quản lý dữ liệu đã lưu trên Purchase.

Google nói với CNBC rằng bạn có thể tắt hoàn toàn tính năng theo dõi nhưng phải dùng một trang khác để tìm các thiết lập. CNBC cũng đã thử nhưng rốt cuộc không có tùy chọn tắt hoàn toàn hoạt động theo dõi của Google. Điều này thật trái ngược với những gì được nêu trên trang thông tin về chính sách riêng tư của Google.

Và dù Google nói không sử dụng Gmail của bạn cho mục đích quảng cáo cũng như cam kết không "bán dữ liệu cá nhân như Gmail, Google Account" và "không chia sẻ thông tin cá nhân với các nhà quảng cáo trừ khi người dùng cho phép" nhưng những gì Google đang làm lại cho thấy điều ngược lại. Google từng bị cáo buộc đọc email người dùng và việc hãng thu thập hóa đơn điện tử rồi liệt kê trên trang Purchase như một bằng chứng cho thấy hành vi này vẫn xảy ra, người dùng thì không hề hay biết. Nếu không sử dụng cho mục đích quảng cáo thì lý do gì khiến Google phải theo dõi hành vi mua hàng của chúng ta trong nhiều năm và gây khó khăn khi tìm xóa dữ liệu đến vậy? Google chỉ nói hãng đang tìm cách đơn giản hóa các thiết lập để người dùng dễ kiểm soát hơn.

Theo: CNBC

REUTERS: GOOGLE CẮT ĐỨT QUAN HỆ VỚI HUAWEI, SMARTPHONE CỦA HỌ SẼ KHÔNG ĐƯỢC CẬP NHẬT ANDROID NỮA

Theo nguồn tin riêng gửi tới trang Reuters, Google đã cắt đứt quan hệ kinh doanh với Huawei, sau khi tổng thống Donald Trump ký sắc lệnh ban bố tình trạng khẩn cấp, cấm tất cả các nhà mạng viễn thông Mỹ sử dụng trang thiết bị của Huawei hay các tập đoàn đến từ “các quốc gia thù địch”. Điều này có nghĩa là, Google sẽ không hợp tác với Huawei bằng cách chuyển giao phần mềm, phần cứng và hỗ trợ họ về mặt công nghệ nữa. Huawei sẽ phải tìm những nguồn công nghệ mã nguồn mở, hoặc tự mình phát triển công nghệ để tiếp tục tạo ra những smartphone mới, cũng như những thiết bị công nghệ họ phát triển cùng sự giúp đỡ của Google.

Đang tải Tinhte_Huawei1.jpg…

Dĩ nhiên trong nước, Huawei sẽ không vấn đề gì, vì họ đã và đang tự phát triển hệ điều hành riêng trong trường hợp các tập đoàn Mỹ hợp tác với họ quyết định cắt đứt quan hệ. Giờ mối lo ngại đã xảy ra và Huawei sẽ phải tự mình tạo ra một HĐH mới cho các thiết bị smartphone của mình. Dù ở thị trường quê nhà Trung Quốc, Huawei sẽ không hề hấn gì, nhưng ở thị trường quốc tế, chắc chắn việc Google ngừng hợp tác sẽ là một đòn đánh rất đau trong nỗ lực cạnh tranh với hai thương hiệu khác đang dẫn đầu thị phần smartphone cùng với họ, đó là Samsung và Apple.

Theo nguồn tin của Reuters, “Huawei từ nay sẽ chỉ được phép sử dụng phiên bản public của Android, và sẽ không thể nhận được những ứng dụng và dịch vụ độc quyền từ Google nữa.”

Đang tải Tinhte_Huawei2.jpg…


Sau hôm thứ 5 vừa rồi, Huawei Technologies Co Ltd đã bị liệt vào danh sách đen những công ty không được buôn bán với đối tác Mỹ, sau khi tổng thống Trump ký sắc lệnh. Đến hôm thứ 6 vừa rồi, Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho biết họ đang cân nhắc việc hạ thấp lệnh cấm đối với Huawei để “ngăn chặn sự gián đoạn trong việc cung cấp thiết bị và vận hành hệ thống viễn thông đang có.” Thế nhưng đó là ở mảng thiết bị cơ sở hạ tầng, còn mảng phần mềm thiết bị mobile lại là một câu chuyện khác.

Thêm vào đó, hiện vẫn chưa rõ việc Mỹ cấm Huawei sẽ ảnh hưởng ra sao đến hệ thống chuỗi cung ứng toàn cầu. Nhiều chuyên gia cho rằng, mảng phát triển chip xử lý của Huawei sẽ không thể nào tiếp tục hoạt động hiệu quả như hiện tại nếu không có sự giúp đỡ của phía các doanh nghiệp Mỹ.

Đang tải Tinhte_Huawei3.jpg…

Hiện tại theo Google, có khoảng 2,5 tỷ thiết bị Android trên toàn thế giới. Huawei là một trong số những tập đoàn có số lượng máy Android nhiều nhất. Dĩ nhiên việc Google nghỉ chơi với Huawei không ảnh hưởng gì đến phiên bản AOSP, Android Open Source Project, dự án mã nguồn mở ai muốn dùng cũng được, nhưng bù lại, Huawei sẽ không có thứ quan trọng nhất mà nhiều hãng đang có, đó là sự hỗ trợ của chính Google để phát triển ứng dụng và dịch vụ riêng.

Hồi tháng 3, Eric Xu, chủ tịch luân phiên của Huawei tuyên bố thẳng thắn: “Google hay cộng đồng Android hoàn toàn không có quyền cấm chúng tôi sử dụng những tài nguyên mã nguồn mở.” Ông này nói đúng, nhưng động thái của Google đồng nghĩa với việc, kể từ giờ, tất cả những thiết bị smartphone của Huawei sẽ không có Gmail, YouTube, Chrome, và cũng sẽ không có luôn cả Google Play Store để người dùng cài các ứng dụng vào máy. Nhiều khả năng những thiết bị hiện tại của Huawei, bán ra trước ngày Google tuyên bố cắt đứt quan hệ đối tác sẽ không gặp ảnh hưởng.

Đang tải Tinhte_Huawei4.jpg…

Trong khi đó tại Trung Quốc, hầu hết các dịch vụ của Google kể trên đều bị cấm bởi bức Vạn Lý Trường Thành ảo mà chính Huawei phát triển cho chính phủ Trung Quốc, thay vào đó dân ở đây dùng các dịch vụ tương tự, từ MXH, ứng dụng mua sắm cho đến chợ ứng dụng do các tập đoàn như Tencent hay Baidu phát triển. Vì thế ở thị trường quê nhà, việc Google cắt đứt quan hệ với Huawei sẽ không mang lại nhiều ý nghĩa. Thị trường bị ảnh hưởng lớn nhất của Huawei sẽ là châu Âu, thị trường lớn thứ 2 của họ. “Sở hữu những ứng dụng độc quyền của Google là điều kiện tiên quyết để một hãng smartphone có thể cạnh tranh ở những khu vực như châu Âu,” Geoff Blaber, phó chủ tịch CSS Insight nhận định.

Theo Reuters