Thứ Ba, 4 tháng 2, 2014

HÀ GIANG - KINH ĐÔ CỦA NHIẾP ẢNH



Giới thiệu tóm tắt:
Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng Đông Bắc Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng, phía Tây giáp tỉnh Yên Bái và Lào Cai, phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang. Về phía Bắc, Hà Giang giáp châu tự trị dân tộc Choang và Miêu Văn Sơn thuộc tỉnh Vân Nam và địa cấp thị Bách Sắc thuộc tỉnh Quảng Tây của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Chụp gì:
Tất cả các thứ, đầy đủ từ Phong cảnh, Ruộng bậc thang, hoa Tam Giác Mạch, Cao nguyên đá Đồng Văn, sinh hoạt đời thường, Chợ phiên.
Thời gian chụp đẹp:
Quanh năm tứ mùa.
Ăn gì:
Ăn thì món gì cũng có, từ mắm tôm đến thịt thú rừng, nhưng người viết bài này vẫn thích nhất là Lạp xưởng gác bếp và rau Cải Mèo.
Ở đâu:
Đồng Văn, Mèo Vạc, Lũng Cú, Yên Minh...
Cách đi:
Từ Hà Nội các Bạn có thể bắt xe khách tại các bến Mỹ Đình, Giáp Bát, Gia Lâm theo quốc lộ 2 lên Hà Giang.
Mô tả:
Hà Giang nằm ở cực Bắc của Việt Nam, tỉnh này có nhiều ngọn núi đá cao và sông suối.

Địa hình của tỉnh Hà Giang khá phức tạp, có thể chia làm 3 vùng. Vùng cao núi đá phía bắc nằm sát chí tuyến bắc, có độ dốc khá lớn, thung lũng và sông suối bị chia cắt nhiều. Khí hậu mang nhiều sắc thái ôn đới, chia làm 2 mùa, mùa mưa và mùa khô. Vùng cao núi đất phía tây thuộc khối núi thượng nguồn sông Chảy, sườn núi dốc, đèo cao, thung lũng và lòng suối hẹp.Vùng thấp trong tỉnh gồm vùng đồi núi, thung lũng sông Lô và Thành phố Hà Giang.

Hà Giang có nhiều núi non hùng vĩ, có đỉnh Tây Côn Lĩnh (2419 m) và ngọn Kiều Liêu Ti (2402m) là cao nhất. Về thực vật, Hà Giang có nhiều khu rừng nguyên sinh, nhiều gỗ quý, và có tới 1000 loại cây dược liệu. Động vật có hổ, công, trĩ, tê tê, và nhiều loại loại chim thú khác. (Theo Wikipedia)

Hà Giang, kinh đô của giới nhiếp ảnh Miền Bắc, quả là đẹp, đẹp đến sững sờ, đẹp đến nỗi một người Bạn của Tôi sống trong Sài Gòn khi đi Hà Giang phải thốt lên: 'Đẹp, đẹp quá, tại sao đến bây giờ mình mới được đi, không nghĩ rằng Việt Nam lị có chỗ đẹp thế".
Phải nói Hà Giang đẹp bốn mùa quanh năm và luôn biết chiều lòng mấy anh nhiếp ảnh.

Mùa xuân, nơi mảnh đất địa đầu cực Bắc này thật rực rỡ, nó rực rỡ với sắc trắng hoa ban, sắc hồng hoa đào, với những bộ trang phục 3 lớp, 5 lớp đầy màu sắc của người H'Mong, dập dìu trong tiếng đàn môi, tiếng khèn giao duyên.


Photo: zealatur


photo: Downcome

Mùa hè với sắc xanh rực rỡ và loang lổ của những mảnh ruộng mùa nước đổ, dọc đường từ thị xã Hà Giang lên đến Đồng Văn, Mèo Vạc, những tay máy có thể bấm không biết bao nhiêu cú với bức hình về ruộng bậc thang. Nói đến ruộng bậc thang ở Hà Giang, không thể nói đến địa danh Hoàng Su Phì lừng lẫy, với những thửa ruộng được mệnh danh là bậc thang lên trời.



Mùa thu, mảnh đất nơi cực Bắc này lại khoác lên mình sắc vàng rực rõ của hoa Cúc, Cúc nở khắp nơi, trải dọc đường đi, hay lại đắm chìm trong sắc trắng, hồng, tím của những ruộng hoa Tam Giác Mạch. Riền về hoa Tam Giác Mạch, các Bạn có thể chụp vào khoảng cuối tháng 10 dương lịch, sau khi bà con dân tộc đã thu hoạch lúa xong trên những thửa ruộng bậc thang, họ gieo những hạt hoa Tâm Giác Mạch trên chính những thửa ruộng này.


Photo: Lio


Photo: Sinbad


Photo: 1Ds

Mùa đông ở Hà Giang thật đặc sắc, tôi vẫn nhớ những lúc bước ra đường chụp ảnh, mồm đặc quánh hơi lạnh, thở ra như vừa hút xong một điếu thuốc lào, Mùa đông nơi đây tràn ngập sương mù, cảnh vật thật huyền ảo, ngòi hít hà bên những bếp lửa, thưởng thức những chén rượu ngô, nge người H'mong kể chuyện.


Photo: 1Ds


Photo: huy2k2

Nhắc đến mảnh đất Hà Giang, chúng ta còn phải nhắc đến những địa danh nổi tiếng như:

- Cao nguyên đá Đồng Văn, cao nguyên địa chất đã được thế giới công nhận

- Rừng tre Yên Minh.


Photo: Sinbad

- Sủng Là, với "chuyện nhà Pao" nổi tiếng.


Photo: Lensfix

- Cột cờ Lũng Cú, nơi lá cờ Việt Nam rộng 300m2 ngày đêm tung bay.


Photo: nomores23

Những buổi chợ phiên, một nét văn hóa không thể thiếu được nơi vùng cực Bắc này, từ những phiên chợ lùi (Nếu phiên chợ mở vào thứ 5 tuần này thì sẽ mở vào thứ 4 tuần sau) đến những phiên chợ cố định vào những ngày cuối tuần.

Chợ phiên đến, những người dân H'mong lại xúng xính trong những bộ trang phục đẹp nhất, cũng nhau xuống chợ. có gì bán đấy, chủ yếu là vui thôi, là mềm môi với rượu, là say trong tiếng khèn, là sặc sở trong những vuông thổ cẩm, là nghi ngút trong khói xôi ngũ sắc...


Photo: 1ds


Photo: 1ds


Photo: 1ds

Còn nhiều lắm, nhiều những địa danh đã mang đến cho những người cầm máy biết bao cung bậc cảm xúc như: Phó Cáo, Phó Bảng, Lao và Chải vv...

Hãy đến với Hà Giang và cảm nhận...

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2014

MẮM CHAO CƠM RƯỢU NGÃ NĂM

SGTT.VN - Lấy chồng từ năm 17 tuổi, mẹ chồng Trịnh Thị Sâm đã có sẵn cách mua mắm về chao với cơm rượu để bán. Đến bây giờ, khi Kim Ly chọn nghề làm mắm, nhà đã ba đời làm mắm lóc chao cơm rượu. Không như bây giờ phải thay cá lóc bằng cá trắm cỏ, hồi xưa tát đìa là phải huy động người làm mắm, vừa để ăn vừa để biếu, cá sặt, cá rô, cá lóc… món nào ra món đó. Người ở Hồng Dân - Bạc Liêu hay đãi khách món mắm lóc với hẹ đồng, một loại hẹ chỉ mọc tự nhiên ở vùng trồng lúa mùa.
Mắm chiên tạo một mùi hương rất riêng.
Cô Kim Ly, con gái bà Ba chiên mắm và “lạ chưa”, mùi mắm thơm hơn, da cá màu cánh gián tươm nhựa, bóng mẩy... Có điều kỳ diệu nào khi muối cá lóc rồi ủ hai tháng liền, thắng đường, chao cơm rượu, tới khi con mắm có mùi thơm là chín. Thử chưng cá để đối chiếu, thật không thơm tho như vậy.
Kim Ly nối nghiệp mẹ chồng với món mắm có phần sáng tạo của chính bà.
Bà Ba nói: “Gia đình có tám người con, chỉ Kim Ly làm mắm để bán”. Nhưng cách của cô khác với mẹ khi chao nhiều đường hơn, còn mẹ rất hà tiện. Nhưng nhiều đường hơn, chiên không khét đen, khét đỏ thì cần bí quyết. Thừa kế bí quyết làm mắm chao cơm rượu từ mẹ chồng, bất ngờ trong cách chiên mắm khiến cô có thêm suy nghĩ về cách làm cho mắm ngon hơn. Thời buổi bây giờ, ít người chuộng cách ăn mặn hay ngọt quá, không phải mắm kiểu gì cũng bán được. Có lần làm 14 – 15 khạp, nhưng sức tiêu thụ tối đa 12 khạp, số còn lại quá hạn – mắm cứng và thịt đen. Lần bị “trở quẻ” này, Ly rút ra kinh nghiệm muối thính để lâu, nhưng đã chao đường, cơm rượu thì không để lâu được nữa.
Ly thừa nhận mắm lóc có bí quyết nhưng ở xứ này, mắm cá rô “biển” cũng có “công nghệ” tiêu xương.
Cá được ủ muối hột lâu năm, quết mật ong, ướp nước khóm? Đâu là bí quyết?
Đã tám năm kể từ ngày cô mở quán chiên mắm. Nhìn dĩa mắm chiên, con mắm như tươm mật, mùi mắm đặc trưng ăn với rau húng quế, chuối chát… có thực khách bất giác thò tay vắt một vắt cơm dẻo rồi từ tốn nhai.
Bà Ba nói người Việt và người Khmer làm mắm khác nhau ở chỗ người Việt luôn muối, trộn thính, còn người Khmer chỉ cần muối. Cách làm khác nhau nhưng cứ mỗi thế hệ tiếp theo, người ta làm cho nó ngon hơn một chút, độc đáo và tinh tế hơn.
BÀI VÀ ẢNH: HOÀNG LAN
Bà Ba bưng dĩa mắm chiên để lên bàn. “Chiên mắm và chưng mắm là hai cách ăn khác nhau, một cách ăn với rau sống, một cách ăn với rau luộc”, bà Quách Thị Ba ở ấp 1, thị trấn Ngã Năm cắt nghĩa. Cô con gái bà, Kim Ly, lâu lâu lại nhắc: “Mẹ có nhớ không mà nói vậy trời”.
 http://sgtt.vn/Am-thuc-du-lich/186674/Mam-chao-com-ruou-nga-nam.html

AEON Tân Phú Celadon - Sơ Đồ Các Tầng

Sơ đồ các tầng:
sơ đồ các tầng