Thứ Bảy, 29 tháng 8, 2015

HỆ THỐNG VÉ TÀU ĐIỆN TỬ CHÍNH THỨC HOẠT ĐỘNG TỪ 1/9

(PCWorldVN) Từ 2 giờ sáng 1/9, ngành đường sắt sẽ chính thức đưa hệ thống vé tàu điện tử và hóa đơn điện tử đi vào hoạt động.
Với hệ thống này, hành khách có thể đặt mua vé qua các website www.dsvn.vn, www.vietnamrailway.vnwww.vetau.com.vn.
Sau khi hành khách hoàn tất việc đặt vé và thanh toán trên website, thông tin vé sẽ được gửi đến hộp thư điện tử (email) cá nhân của người mua vé. Với những thông tin này, hành khách có thể tự in thẻ lên tàu bằng máy in thông dụng trên giấy A4 mà không nhất thiết phải ra ga lấy vé như trước. Trong trường hợp không sử dụng email, hành khách có thể đăng ký dịch vụ nhận mã đặt chỗ qua tin nhắn. Hành khách sẽ sử dụng mã này để tìm thông tin về vé trên website www.dsvn.vn và in thẻ lên tàu.
Những hành khách không có máy in có thể in trực tiếp tại các ki-ốt đặt sẵn tại ga. Hoặc hành khách có thể dùng điện thoại thông minh hay máy tính bảng lưu lại thông tin vé điện tử thay cho vé giấy để lên tàu.
Khi lên tàu, hành khách chỉ cần xuất trình thẻ lên tàu và thông tin cá nhân khớp với giấy tờ tùy thân. Trên vé điện tử có mã bảo mật QR để thiết bị kiểm soát đọc được các thông tin trong vé điện tử.
Hệ thống vé tàu điện tử chính thức hoạt động từ 1/9
Hệ thống vé tàu điện tử chính thức hoạt động từ 1/9.
Mỗi vé chỉ có một mã nên nếu hành khách mua vé từ "cò vé" mà không đúng thông tin cá nhân đã cung cấp khi đặt chỗ qua mạng thì tấm vé đó không hợp lệ và không có giá trị đi tàu.Tuy nhiên, trong quá trình chuyển đổi sang hệ thống vé điện tử (từ 23 giờ ngày 31/8 đến 2 giờ ngày 1/9), Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tạm thời không bán vé online mà tổ chức bán vé trực tiếp cho hành khách có nhu cầu mua vé đi ngay tại các nhà ga dọc đường trên các tuyến.
Trong nửa đầu tháng 9, để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, chính xác và an toàn, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam sẽ tạm dừng dịch vụ thu tiền vé tàu theo hình thức trả sau, bao gồm thanh toán tại các bưu cục, các điểm giao dịch của VIB, chuyển khoản sau bằng Internet Banking và ATM. Hành khách sẽ thanh toán tiền vé online hoặc tại các điểm bán vé của ngành Đường sắt trong thời gian này.
Theo chinhphu.vn

Thứ Sáu, 28 tháng 8, 2015

10 BÍ QUYẾT DỌN NHÀ CỰC HIỆU QUẢ CỦA NGƯỜI NHẬT

Nếu bạn muốn ngôi nhà của mình luôn sạch sẽ và ngăn nắp, hãy học theo phương pháp KonMari của người Nhật nhé.
KonMari là phương pháp sắp xếp đồ đạc do nữ tác giả Marie Kondo (Nhật) sáng tạo ra. Thông qua cuốn sách của cô có tên gọi The life-changing magic of tidying up (Phép màu thay đổi cuộc sống), nhiều người đã biết đến một phương pháp dẹp dọn vô cùng nhanh chóng và có khoa học. Bởi vậy, càng ngày càng có nhiều người học tập theo cách thức này.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp KinMari, các bạn hãy theo dõi 10 điều cơ bản dưới đây, đảm bảo chúng sẽ giúp ích rất nhiều cho chúng ta trong việc dọn dẹp nhà cửa.
1. Hãy coi việc dọn dẹp nhà cửa như một dịp đặc biệt, khi ấy chắc chắn bạn sẽ hào hứng bắt tay vào công việc.
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 1
2. Thu gom tất cả mọi thứ cần dọn dẹp và phân loại từng thứ một. Trong tất cả những đồ dùng đó, có lẽ bạn sẽ vất vả nhất khi sắp xếp các đồ để mặc như quần áo, váy, mũ, đồ nội y...
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 2
3. Mạnh tay loại bỏ những thứ không dùng đến nữa
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 3
4. Chọn lựa những thứ sẽ giữ lại và mang đi làm từ thiện. Bạn hãy chọn cẩn thận từng thứ một và tự hỏi xem hướng đi nào đúng nhất cho món đồ đó, giữ lại hay cho đi? Nhớ là quyết định sáng suốt nhé nếu không muốn phải tiếc nuối về sau.
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 4
5. Với quần áo và các phụ kiện đi kèm, bạn hãy gấp lại thật gọn. Hãy trân trọng và nâng niu từng món đồ một như vậy chúng mới có thể sử dụng được lâu.
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 5
6. Nên xếp mọi thứ theo chiều dọc để tiết kiệm diện tích và dễ tìm hơn khi cần thiết
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 6
7. Bạn hãy dọn dẹp, sắp xếp từng thứ trong nhà theo thứ tự như sau: trước hết là xếp dọn đồ mặc, thứ hai là đến giá sách, thứ ba là giấy tờ, tiếp đó lần lượt là các thứ đồ linh tinh (theo lựa chọn của từng người) và cuối cùng là đồ lưu niệm.
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 7
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 8
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 9
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 10
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 11
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 12
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 13
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 14
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 15
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 16
8. Nếu thấy danh mục đồ dùng nào của mình có quá nhiều thứ, bạn hãy nghĩ đến chuyện cho đi bớt. Một mẹo nhỏ là cho đi ít nhất một nửa những gì bạn có
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 17
9. Mỗi một danh mục đồ đạc, bạn hãy cất gọn chúng trong những chiếc hộp riêng biệt. Với những món đồ cùng loại thì bạn có thể để chung một khu vực
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 18
10.Hãy tự tạo cho mình những niềm vui riêng và biết cách kiểm soát cuộc sống của mình. 
10 bí quyết dọn nhà cực hiệu quả của người Nhật - 19
 
Thanh Loan (jujusprinkles) 
 
 
 
 
 

BIỆT THỰ “KHÔNG MÓNG” LÀM TỪ 28 CHIẾC CONTAINER TẠI SÀI GÒN

Ngôi nhà container của anh Văn Công Mỹ không chỉ độc đáo về kiến trúc xây dựng và chất liệu mới lạ, mà phần nội thất tinh tế và phóng khoáng của ngôi nhà còn nói lên phần nào tính cách của gia chủ.
Nhìn từ bên ngoài, nếu không quan sát kĩ, ít ai có thể nghĩ ngôi nhà này được làm từ container. Anh Mỹ, chủ nhà vui vẻ chia sẻ một câu chuyện thú vị: “Lúc nhà đã hoàn thiện, có một anh thợ điện xuống nhà để lắp ráp hệ thống. Sau 3 ngày, anh hỏi tôi rằng nghe đồn ở khu này có một căn biệt thự được xây bằng container nhưng không biết nó nằm ở đâu.”
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 1
Biệt thự “không móng” độc đáo được thiết kế bởi KTS Nguyễn Cửu Long, gây ấn tượng mạnh mẽ cả bên trong lẫn bên ngoài
Biệt thự “độc nhất vô nhị” Mỹ Thanh (khu phố 5, phường Hiệp Bình Chánh, quận Thủ Đức, TP. HCM) nằm trên khuôn viên 555m2 gồm một trệt và một lầu . “Do đất nằm sát bờ sông Sài Gòn nên rất yếu, nếu xây dựng theo phương pháp truyền thống thì chi phí làm móng khá tốn kém. Nhưng với căn nhà container này, tôi chỉ tốn chưa đến 30 triệu đồng để xây các khối đỡ (sáu khối cho một container), tiết kiệm được 900 triệu đồng ở phần thô xây dựng” - anh Mỹ cho biết.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 2
Căn nhà được hoàn thành trong vòng 4 tháng thi công mà không hề tốn một viên gạch nào. 
So sánh với chất lượng công trình được xây bằng gạch, xi măng như bình thường, anh Mỹ khẳng định: “Tôi đã tham khảo kỹ về những tài liệu làm nhà từ container. Ở nước ngoài, mô hình này phát triển và được áp dụng khá rộng rãi. Container khi vận chuyển hàng hóa trên biển phải chịu nhiều va đập, bị nước biển ăn mòn thì niên hạn sử dụng là 30 năm. Còn trên đất liền, hạn dùng của container theo tôi là vĩnh cửu”.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 3
Phía ngoài, tường nhà vẫn để lộ ra khoảng lồi lõm của container tạo nên nét giản dị, mộc mạc cho căn biệt thự
Diện tích 250m2 của tầng trệt được bài trí thông thoáng. Không gian sinh hoạt mát mẻ, dễ chịu gồm một phòng khách, phòng sinh hoạt gia đình, bếp và sảnh. Tầng trệt dãy ở giữa ngôi nhà gồm 3 cặp container xếp so le nhau, tạo nên hình khối đặc biệt cho ngôi nhà. Các khu sinh hoạt được thiết kế liên thông với nhau, đem lại lợi ích tiện nghi cho gia đình
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 4
Đá phong thủy được bài trí ngay chính giữa ngôi nhà tạo ra nét độc đáo riêng biệt.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 5
Phòng khách hiện đại được bố trí hài hòa, đẹp mắt được sắp xếp theo một cặp container cạnh nhau
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 6
Bàn thờ Thổ Địa và Thần Tài kết hợp làm nơi đặt đồ vật phong thủy và biểu tượng gia đình.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 7
Thiết kế quầy bar liền kề với bếp và bàn ăn trong gia đình.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 8
Bàn ăn với 2 màu đen – trắng đương đại mang lại cảm giác ấm cúng cho gia đình.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 9
 Họa tiết tinh tế của chiếc khăn trãi bàn tạo nên nét duyên dáng, hài hòa cho căn phòng.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 10
Cầu thang, vách dẫn lên tầng lầu của ngôi nhà được làm từ một số tấm đỡ của container đã gia công hoàn thiện. Sau đó áp với phần bê tông tạo độ bền, phủ thêm một lớp sơn màu.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 11
Phòng thờ cúng được thiết kế riêng biệt bởi một container. Thiết kế sang trọng, tạo nên sự tôn nghiêm. Kệ tủ đựng sách màu trắng tinh tế, sàn nhà được ốp gỗ trên mặt container tạo cảm giác dễ chịu cho chủ nhà, đi lại không phát ra tiếng ồn.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 12
Phòng ngủ chính của vợ chồng anh Mỹ lấy màu trắng làm chủ đạo, kệ tủ áp tường 3 chiều thông minh sử dụng cho nhu cầu giải trí và làm việc.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 13
Không gian rộng rãi, thoáng mát tiếp ánh sáng mặt trời, mang lại luồng sinh khí mát mẻ cho ngôi nhà.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 14
Không gian chan hòa ánh sáng, hạn chế bức xạ của mặt trời nhưng vẫn tươi mát  khi chủ nhà sử dụng kính cường lực để lắp cho toàn bộ hệ thống cửa trong nhà.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 15
Phòng tắm hướng liền với cửa sổ thoáng mát đem lại cảm giác thư giãn cho gia đình sau một ngày làm việc vất vả.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 16
Những chiếc đèn tối màu đơn giản được thiết kế lạ mắt làm điểm nhấn cho khuôn viên sảnh của biệt thự
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 17
Trong khuôn viên của biệt thự được anh Mỹ và bà xã là cô Nguyễn Thị Thanh trồng rất nhiều loại hoa và cây xanh, cuộc sống xanh tươi luôn chan hòa và gần gũi với thiên nhiên.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 18
Tường rào độc đáo được dựng lên từ những vách container cho dây leo quanh nhà.
Biệt thự “không móng” làm từ 28 chiếc container tại Sài Gòn - 19
Anh Mỹ chia sẻ: “Ngồi ở hiên nhà, được ngắm nhìn khoảng sân tươi đẹp và hưởng chút gió trời từ mé sông cùng gia đình thì còn gì thú vị bằng!”
 
Đỗ My 
 
 
 
 

Thứ Năm, 27 tháng 8, 2015

LẤY BẢN ĐỒ VỆ TINH CHO CHUYẾN PHƯỢT (2)

Lấy bản đồ vệ tinh cho chuyến phượt (2)

Bản đồ là thứ không thể thiếu đối với dân phượt trong những chuyến hành trình, nhất là những chuyến đi xa. Nhiều bạn trang bị đồ nghề tìm đường định vị như thiết bị định vị GPS Garmin, GPS PT30 định vị xe máy... thậm chí chỉ cần cái iphone, cái ipad cũng đủ 'xem cả thế giới nếu có 3G.

Vậy nhưng nếu ta không có 'ba bốn gờ' hay vùng không sóng 3G thì sao đây? Chỉ còn nước xài bản đồ giấy. Theo mình, lang thang khám mọi ngóc ngách mà xài loại bản đồ giấy này thì khá chán, thà rằng ghi chú thật rõ ra cuốn sổ còn hơn do mình đã khá quen thuộc với dòng bản đồ vệ tinh Google map, nhất là Wikimapia và chọn đúng 'lớp' cần thiết. Xài thứ ni thật sướng: ta có thể nhìn thấy mọi ngóc ngách ở các vùng khá hoang vu, thậm chí thấy cả những lối mòn nhỏ xuyên rừng thưa. Vậy nhưng không 3G, không sóng wifi thì dĩ nhiên là cũng chả có bản đồ gì ráo.

Từ khó khăn trên (phẹc, Điền này thường lang thang tà la với 'túi nhẹ' mà, hi hi), mình đã từng trình bày với bạn vài cách xem bản đồ mà không cần mạng internet trong các bài như 'Lấy bản đồ vệ tinh cho chuyến phượt' (xài Map Puzzle) rồi sau đó là 'Bản đồ vệ tinh offline cho dân phượt' (xài GMapCatcher).

Map Puzzle 1.2 xài được một thời gian thì code nguồn của Google map và Wikimapia thay đổi khiến tiện ích này không còn hoạt động được với bản đồ lớp Hybrid nữa. Còn GMapCatcher thì mất rất nhiều thời gian nạp cache những nơi mình sẽ đến cho chính nó. Phần khác, nhiều vùng dữ liệu mà GMap Catcher tải về rất xấu, cũ và thiếu độ phân giải cao (nhất là những vùng xa) tạo ra nhiều trở ngại cho người dùng.

Cả Map Puzzle và GMapCatcher đều là phần mềm miễn phí. Vậy nên trong một thời gian rất dài, nó không được sửa lỗi trong sự trông chờ của người dùng. May mắn thay, Map Puzzle vừa đưa lên bản cập nhật mới nhất phiên bản 1.3.3, vẫn miễn phí như xưa nay. Bạn có thể vào trang chủ của Map Puzzle để tải về, trong đó có bản cài đặt (173.50 KB) và bản portable (97.77 KB) không cần cài.

Sau khi tải về, bạn chạy Map Puzzle. Việc xử dụng như xưa, nhưng có thay đổi chút ít ở phần Map Service (nguồn bản đồ). Trước tiên, bạn hãy nhấn nút Download Services - một thông báo mở ra, bạn nhấn OK. Trong Base (Required - nền) và Overlay (lớp) lúc này đã hiện lên các host nguồn cung cấp ảnh bản đồ cùng các loại lớp.

'Lớp' cũng như trước. Ví dụ:
- Nếu bạn chọn Satellite, ảnh tải về sẽ chỉ là đơn thuần ảnh vệ tinh, không có chú thích gì.
- Nếu bạn chọn Hybrid: ảnh tải về sẽ có phụ chú địa danh, đường đi (mình thường chọn dạng này).
- Nếu bạn chọn Map: ảnh tải về sẽ là dạng bản đồ giấy với đường đi và địa danh.
- Nếu bạn chọn Terrain: sẽ là bản đồ nền đen... v.v

Ta có thể chọn host nào tùy ý, ví dụ như tôi chọn Base: Google Maps - Satellite; Overlay: Google Maps Hybrid (bạn nên thử nhiều host và các lớp khác nhau để xem thứ nào hiệu quả với mình nhất).

Sau đó, ta cần lấy tọa độ khu vực cần tải ảnh vệ tinh - có 2 phương án:

1/ Với Google map: bạn vào trang này rồi chọn loại trình diễn là "Bản đồ" hay "Ảnh vệ tinh" tùy thích - kéo đến khu vực mình muốn lấy ảnh bản đồ - phóng lớn bằng cách lăn chuột để có độ lớn vừa tầm nhìn - Nhấn phải chuột ngay tâm điểm, chọn "Đây là gì".
Lập tức: toạ độ khu vực bạn chọn sẽ hiện lên trên khung search - bạn copy dẫy số này tạm vào Notepad.

2/ Với Wikimapia: bạn vào trang này rồi chọn loại trình diễn là "bản đồ lai của Goggle" cho ít rối mắt.
Sau khi chọn xong, kéo bản đồ đến vị trí mong muốn - lăn chuột để có độ lớn vừa phải rồi nhấn vào hàng số góc dưới, phía trái: đây là con số thể hiện toạ độ ngay chữ thập trung tâm. Copy dòng số Latitude, longitude trong khung vừa bung ra và đưa tạm vào Notepad.

Có được dẫy số vĩ độ và kinh độ rồi, ta copy dãy số Latitude đã có và paste vào khung Latitude - Copy dãy số longitude vào khung Latitude của tiện ích Map Puzzle đang mở sẳn.

Trong hình ảnh mình ví dụ là bản đồ khu vực Đà Lạt có 2 dòng số như sau: 11.9393891, 108.4384704. Chuỗi số đầu là vĩ độ còn phần sau dấu phẩy chính là kinh độ của vị trí tôi đã chọn.

Ta cũng có thể chuyển đổi thành độ, phút, giây bằng nút mũi tên ở bên cạnh. Nếu chỉ số có trong thật tế: bạn sẽ thấy khung chữ số sẽ thành màu xanh lá.

Trong phần Image Settings: bạn sẽ chọn độ phóng to, kích cỡ ảnh và loại bản đồ bạn sẽ lấy về. Tôi thường chọn:
* Zoom: 15 (mặc định là 17: bản đồ phóng lớn với rất nhiều chi tiết nhỏ - trị số càng cao thì chi tiết càng lớn).

* Width - Height: mình chọn 5000. Đây là độ lớn pixel của tấm ảnh bản đồ bạn sẽ tải về - càng lớn, khu vực càng lớn, ảnh cũng khổng lồ, xem càng tiện nhưng bạn cần thử nghiệm và xem chừng coi máy mình có... mở ảnh ra nổi hay không nhé, nhất là các máy tính bảng - thường mở ảnh quá to 'ngoắc ngoải'. Ảnh vệ tinh khổ lớn nhất mà Map Puzzle có thể tải về cho bạn là 19200 pixel.
Sau khung Width - Height là dòng thể hiện "một pixels trong ảnh sẽ bằng x kilometer".

Cuối cùng trong phần File Settings, ta sẽ chọn trong khung fomat định dạng ảnh tải về là .JPG tức là dạng ảnh nén (cốt ý để dung lượng ảnh tương đối nhỏ).

Sau khi xong các thiết lập, ta nhấn nút Preview của Map Puzzle để xem thử vị trí ảnh vệ tinh sẽ tải về đã vừa ý chưa. Nếu thừa đầu này nhưng thiếu đầu kia, hãy đưa vào thông số Latitude, longitude khác và lại preview cho đến lúc ưng ý thì nhấn nút 'Download' để tải về.

Lúc này, bạn sẽ thấy trong khung trình diễn phía dưới cùng là các ảnh mà phần mềm đang tải về và nó sẽ tự ghép liền thành một ảnh lớn. Dòng Estimated time remaining: ** sec cho biết mất bao nhiêu giây nữa, tác vụ sẽ hoàn thành.

Tải nhanh chậm tất cả tùy thuộc vào khổ lớn nhỏ của ảnh vệ tinh mà mình chọn, trong thật tế với đường truyền tương đối tốt thì nó cũng khá nhanh. Khi khung thông báo -- Download complete! -- Tác vụ đã hoàn thành thì bạn có thể xem thử ảnh vệ tinh khổ lớn đã tải về. Ảnh này sẽ được mặc định nằm trong thư mục chứa phần mềm Map Puzzle.

Một tấm bản đồ vô cùng rõ ràng đến tận những chi tiết nhỏ nhất, cả các địa điểm và tên đường phố... sẳn sàng chờ bạn sử dụng chỉ với một click, không cần online, cũng không cần 3G!

Chuyến phượt đi nhiều nơi: bạn cứ tải nhiều tấm bản đồ ở các nơi mình sẽ qua, các chốn cần tìm đường. Tại các thị trấn, thành phố... thì bạn sẽ chọn zoom lớn (ví dụ như 17 hoặc hơn nữa) còn các nơi không cần quá chi tiết thì bạn chọn zoom 15 (hoặc ít hơn) để bản đồ tải về bao quát một vùng rộng lớn.

Map Puzzle phiên bản v1.3.3 này được bổ xung phần Auto check for update sẽ giúp tránh các lỗi không tải được khi các host nâng cấp. Ngoài ra, nút Preview (xem trước) giúp bạn không phải tải đi tải lại vì vị trí không chuẩn theo ý mình.
Mong rằng tiện ích Map Puzzle nho nhỏ này sẽ giúp bạn có được công cụ hữu hiệu trong những chuyến chinh phục dọc theo bề dài của quê hương Việt Nam xinh đẹp của chính chúng ta.

Điền Gia Dũng
Du lịch, GO!
http://dulichgo.blogspot.com/2014/03/lay-ban-o-ve-tinh-cho-chuyen-phuot-2.html

CA NHẠC THIẾU NHI KARAOKE


Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

PHONG CẢNH VIỆT NAM ĐẸP NHƯ TRANH VẼ DƯỚI ỐNG KÍNH NHIẾP ẢNH GIA

Những khung cảnh và con người Việt Nam được tái hiện một cách đẹp mắt và lạ lẫm như những bức tranh thủy mạc tuyệt đẹp dưới ống kính của nhiếp ảnh gia.

Nhiếp ảnh gia Đơn Hồng Oai sinh năm 1929 tại Quảng Đông (Trung Quốc), tuy nhiên ông chuyển đến sống tại Việt Nam từ năm 7 tuổi và dành phần lớn thời gian sống tại đây. Đơn Hồng Oai sống ở Sài Gòn khi còn trẻ, ông theo học tại một studio nhiếp ảnh.

Ông thường xuyên du lịch khắp đất nước Việt Nam để chụp ảnh những khung cảnh và con người ở đây. Đơn Hồng Oai đã sống và trải qua 2 cuộc chiến tranh chống Pháp và chống Mỹ tại Việt Nam trước khi sang sống tại California (Mỹ) vào năm 1979.

Tại Mỹ, ông sống ở một khu phố dành cho người Trung Quốc và có một studio nhỏ để ông sáng tạo kỹ năng nhiếp ảnh của mình. Trong thời gian này, Đơn Hồng Oai vẫn thỉnh thoảng trở về Trung Quốc và Việt Nam để thực hiện thêm những bức ảnh mới.

Đơn Hồng Oai sử dụng một kỹ thuật nhiếp ảnh độc đáo, mà trong đó các bức ảnh của ông có khung cảnh và màu sắc như những bức tranh vẽ thủy mạc nổi tiếng. Phương pháp nhiếp ảnh này được sáng tạo để áp dụng và kết hợp các kỹ thuật của phương Tây (chụp ảnh) với truyền thống của phương Đông (tranh thủy mạc), được ra đời từ những năm 1940 ở Hồng Kông.

Một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất của nghệ thuật nhiếp ảnh kiểu theo phong cách độc đáo này là Long Chin-Sang (người đã qua đời vào năm 1995 ở tuổi 104), cũng chính là thầy dạy của Đơn Hồng Oai. Với phong cách cảm nhận nghệ thuật tinh tế và các họa tiết truyền thống của hội họa Trung Quốc (chim, thuyền, núi…) sẵn có trong tâm trí, các nghệ sĩ nhiếp ảnh của trường phái này thường sử dụng ảnh âm bản đen trắng để tạo nên các tác phẩm và đi ngược hoàn toàn với chủ nghĩa nhiếp ảnh hiện thực.

Cùng với thầy của mình, Đơn Hồng Oai là một trong những nhiếp ảnh gia nổi tiếng nhất theo phong cách nhiếp ảnh này, thậm chí còn được xem là người giỏi nhất. Ông đã giành được hàng trăm giải thưởng được trao bởi các tổ chức nhiếp ảnh khắp châu Á và các cuộc thi được tổ chức bởi Kodak và Nikon.

Nhiều cuộc triển lãm các tác phẩm của ông được tổ chức tại Mỹ và một số nước khác.Đơn hồng Oai qua đời vào tháng 6/2004.

Một vài bức ảnh đẹp của Việt Nam được Đơn Hồng Oai chụp theo phong cách độc đáo của mình:

[​IMG]
Con đò nhỏ


[​IMG]
Trên sông


[​IMG]
Đường đi chợ


[​IMG]
Ngư dân và lưới cá


[​IMG]
Gió cát


[​IMG]
Ngược dòng


[​IMG]
Sau buổi cầu kinh


[​IMG]
Ruộng đồng


[​IMG]
Chim bay


[​IMG]
Mục đồng


[​IMG]
Chăn trâu


[​IMG]
Đò nhỏ


[​IMG]
Cánh cò​

-sưu tầm- ​
http://www.caravanvn.com/threads/phong-canh-viet-nam-dep-nhu-tranh-ve-duoi-ong-kinh-nhiep-anh-gia.1816/