Thứ Sáu, 7 tháng 2, 2020

PHỐ NÚI SƠN LA TINH KHÔI TRONG SẮC TRẮNG HOA BAN

VOV.VN - Tháng 3 mùa hoa Ban nở khiến núi rừng Tây Bắc lại khoác lên mình màu áo trắng tinh khôi. Tại TP Sơn La, hoa Ban đã có mặt ở khắp các con phố, cơ quan.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 1
Hoa Ban đua sắc trắng tinh khôi trên núi rừng Tây Bắc.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 2
Dọc các tuyến phố cũng ngập tràn sắc Ban.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 3
Ban nở trắng khuôn viên một công sở.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 4
Ban cũng là cây trồng chủ đạo tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Nhà tù Sơn La.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 5
Đường Thanh niên trên đồi Khau Cả ngập tràn sắc trắng.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 6
Ban nở trắng trong khuôn viên của Trường đại học Tây Bắc.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 7
Tạo dáng cùng Ban trắng tại Nhà hàng Suối Hẹn.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 8
Hoa Ban được ví như người con gái Thái với vẻ đẹp dịu dàng, trong trắng, thủy chung.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 9
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 10
Cứ mỗi dịp hoa Ban nở, lượng khách tham quan du lịch đến với Sơn La cũng tăng hơn.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 11
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 12
Ngoài vẻ đẹp tinh khôi, hoa Ban còn được bà con dân tộc lựa chọn làm nguyên liệu để chế biến những món ăn đặc sản mang đậm chất Tây Bắc.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 13
Món thịt lợn nhồi hoa ban.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 14
Gà nướng hoa ban.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 15
Món nộm hoa Ban.
pho nui son la tinh khoi trong sac trang hoa ban hinh 16
Từ ngày 15 đến 17 tháng 3 này, Thành phố Sơn La sẽ tổ chức lễ hội Hoa Ban năm 2019, là cơ hội để du khách được chiêm ngưỡng vẻ đẹp tinh khôi, cũng như thưởng thức ẩm thực từ Hoa Ban nơi núi rừng Tây Bắc.

Thứ Năm, 6 tháng 2, 2020

DƠI CÓ THỂ LÀ NGUỒN GỐC CỦA VIRUS CORONA MỚI, CŨNG NHƯ NHỮNG ĐỢT BÙNG NỔ BỆNH DỊCH TRONG TƯƠNG LAI

Đâu đó ở Trung Quốc, có lẽ là ở tỉnh Yunnan, có một hang đơng nơi có thể là nơi bắt nguồn của đại dịch coronavirus khiến nhiều chục nghìn người nhiễm bệnh, khiến nhiều chục triệu người Trung Quốc lâm vào tình cảnh cách ly và khiến thị trường chứng khoán lao dốc.

Peter Daszak, một nhà sinh vật học chuyên về bệnh dịch tại tổ chức phi lợi nhuận EcoHealth Alliance, đang làm việc về vấn đề này. Ông và nhóm của mình mặc đầy đủ đồ bảo hộ và "du hành" vào các hang động khắp Trung Quốc, cũng như phần còn lại của thế giới, để đi tìm những con dơi cùng các mầm bệnh nằm bên trong loài động vật có cánh này. "Chúng tôi đi vào các hang động. Chúng tôi không chỉ bước vào như bình thường, chúng tôi phải mặc đầy đủ đồ bảo hộ: đeo mặt nạ, găng tay và tất cả mọi trang thiết bị".

Thứ mà ông và nhiều nhà khoa học trên thế giới đang muốn kết luận đó là liệu việc mở rộng nơi ở của con người có đang khiến chúng ta tiếp xúc gần hơn với các loài động vật mang virus hay không. Khi nhiều người tiếp xúc với nhiều loài vật hơn, mà chúng lại mang nhiều mầm bệnh hơn, có thể sẽ là một thứ khiến bệnh dịch bùng nổ.

1800x-1.jpg

Khi dân số tăng lên, "số lượng những sự kiện lây nhiễm cũng bùng nổ theo. Nó là một sản phẩm trực tiếp từ hoạt động của con người", Daszak nói. Và ông nói rằng trong tương lai sẽ còn nhiều sự việc tương tự diễn ra với độ chắc chắn khá cao. Tính đến hôm nay đã có 20.696 người nhiễm bệnh, hơn 400 người tử vong. Một số chuyên gia thậm chí dự báo rằng con số này có thể đạt đến mức 75.000 ca nhiễm hoặc hơn.

Trung tâm kiểm soát bệnh dịch Mỹ (CDC) ước tính rằng 3/4 các căn bệnh lây nhiễm mà loài người hứng chịu có nguồn gốc từ động vật. Theo một nghiên cứu của Daszak vào năm 2017, dơi là loài có tỉ lệ virus có thể xâm nhập cơ thể của những loài có vú khác (bao gồm con người) cao nhất, các bệnh này được gọi là zoonotic infection. "Tôi tự tin 90% rằng đây (2019n-CoV) là một con virus từ dơi", Linfa Wang, trưởng chương trình nghiên cứu về các dịch mới nổi ở Đại học Duke-National, cho biết.

Một trong những đồng nghiệp của ông ở Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán phát hiện ra chủng coronavirus mới sở hữu hệ gen giống đến 96% so với virus trong dơi thuộc tỉnh Yunnan nằm ở phía Nam Trung Quốc. Zheng-Li Shi, một trong những chuyên gia hàng đầu về coronavirus tại Viện nghiên cứu Virus Vũ Hán, đang nghiên cứu virus ở dơi cùng với Wang và Daszak trong hơn 10 năm qua. Hiện bà đang dẫn dắt một nhóm phản ứng lại dịch bệnh ở Vũ Hán.

Một nghiên cứu của tờ Nature chỉ ra rằng chủng coronavirus mới có liên hệ "bà con" với virus gây ra bệnh SARS với tỉ lệ tương đồng gen là 80%. SARS từng quét qua Trung Quốc trong năm 2002, 2003 khiến 800 người chết trên toàn cầu, nó cũng ảnh hưởng tới Việt Nam với nhiều bác sĩ đã thiệt mạng khi chăm sóc các bệnh nhân SARS. 2019n-CoV cũng xâm nhập tế bào phổi tương tự như cách SARS tấn công cơ thể người thông qua cùng loại thụ thể (receptor).

HIện người ta vẫn chưa biết chính xác chủng coronavirus mới nhảy từ động vật sang người bằng cách này, nhưng các nhà khoa học nghĩ rằng có thể nó bắt nguồn từ các chợ truyền thống. Các chợ này cũng xuất hiện ở Việt Nam, Indonesia và nhiều nơi khác ở Đông Nam Á, nơi động vật hoang dã được buôn bán trong khi vấn đề kiểm dịch lỏng lẻo. Đây là môi trường thuận lợi để virus phát triển và lây nhiễm. Sẽ không lạ khi bạn thấy chim chóc nằm trên heo, có thể bạn cũng sẽ bắt gặp dơi, rắn nữa, tất cả đều để chồng lên nhau trong những cái lồng sắt. Các chất dịch chứa virus có thể được trộn với nhau, tạo ra những virus mới, nhất là khi động vật được giết mổ ngay trước mặt khách hàng.

1400x-1-1.jpg

Ngày nay, nhờ chi phí đi lại bằng hàng không ngày càng rẻ và tàu điện tốc độ cao xuất hiện khắp nơi, một loài virus từng ở sâu trong rừng rậm giờ có thể lan ra khắp mọi ngõ ngách trên Trái Đất chỉ trong vài ngày.

Trong đợt bùng phát coronavirus này, 49/99 bệnh nhân đầu tiên có liên hệ với một khu chợ bán động vật hoang dã tại Vũ Hán. Hiện tại khu chợ này đã bị đóng cửa. Người ta lo ngại rằng nếu các chợ này còn hoạt động thì sẽ còn các loại virus mới bùng phát mỗi năm.

Trong nhiều năm, các nghiên cứu về coronavirus không được chú trọng. Chúng cũng gây ra nhiều loại bệnh cúm thông thường. Nhưng khi dịch SARS bùng nổ gần 20 năm trước, mọi thứ đã thay đổi, nó kích hoạt nhiều cuộc nghiên cứu để tìm ra những virus có thể lây sang người khi tiếp xúc với động vật. Những nghiên cứu này thường dẫn về nguồn gốc là dơi.

Một trong những dấu hiệu của việc này đó là đợt dịch năm 1998 gây ra bởi virus não Nipah ở Malaysia khiến hơn 100 người chết. Hóa ra dơi trái cây (fruit bat) là loài mang virus, nó ăn trên mấy trái xoài nằm gần chuồng nuôi heo. Những trái cây rớt xuống được heo ăn vào, rồi từ heo lây sang người.

Tính đến nay, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy ít nhất 200 loại coronavirus trong dơi trên khắp toàn cầu, theo một nghiên cứu trên tờ Viruses. Một nghiên cứu khác bởi đại học Columbia University cho thấy có 12 loại coronavirus trong 606 mẫu dơi ở Mexico. Nhờ có hệ miễn dịch đặc biệt mà dơi không bị những loại virus này tấn công.

Daszak và các đồng nghiệp của mình đang rải rác ở 10 quốc gia, mỗi năm họ thực hiện khoảng 50 chuyến đi nghiên cứu virus ở dơi. Tại Trung Quốc, những thợ săn dơi được huấn luyện sẽ đi vào các hang động bắt dơi, thu thập mẫu dịch họng và cơ quan sinh dục cũng như nước tiểu và máu dơi. Các mẫu này sẽ được giao đến các phòng thí nghiệm hiện đại trong những container lạnh.

1400x-1.jpg

Trong một hang dơi đông đúc tại tỉnh Yunnan, Shi và đồng nghiệp của mình đã tìm thấy các loại coronavirus chứa "những viên gạch nền tảng" gây ra dịch SARS. Môi trường trong hang động này rất phù hợp để virus pha trộn với nhau, tạo ra những loại virus nguy hiểm hơn, theo một nghiên cứu của Shi vào năm 2017. Trong nghiên cứu này, Shi nói rằng việc bùng nổ dịch tương tự như SARS là hoàn toàn có khả năng, và thật không may, 3 năm sau, những gì các nhà khoa học dự đoán đã thành sự thật.

Nguồn: Bloomberg 

NGHIÊN CỨU THỔI BÙNG LỬA GIẬN CỦA NGƯỜI TRUNG QUỐC

Nhiều người Trung Quốc tức giận vì giới khoa học đã biết việc nCoV lây từ người sang người ba tuần trước khi thông tin được công bố.

Tuần này, Tạp chí Y học New England, tạp chí y khoa hàng đầu có trụ sở tại Mỹ, công bố nghiên cứu của một nhóm nghiên cứu có liên kết với Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc và Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh tỉnh Hồ Bắc. Nghiên cứu này của họ phân tích dữ liệu về 425 ca nhiễm chủng virus corona mới (nCoV) đầu tiên ở Vũ Hán, nơi khởi phát dịch viêm phổi cấp.
"Có bằng chứng cho thấy việc lây truyền từ người sang người đã xảy ra qua tiếp xúc gần kể từ giữa tháng 12/2019", nghiên cứu có đoạn viết. Họ cho biết 7 nhân viên y tế nhiễm nCoV trong khoảng thời gian từ 1/1 đến 11/1 và đây là bằng chứng quan trọng về sự lây truyền virus từ người sang người.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân từ nhà vào viện ở Vũ Hán ngày 30/1. Ảnh: AFP.
Nhân viên y tế đưa bệnh nhân từ nhà vào viện ở Vũ Hán ngày 30/1. Ảnh: AFP.
Những phát hiện này trái ngược với công bố chính thức của giới chức y tế Vũ Hán rằng cho đến giữa tháng một "không có bằng chứng rõ ràng" về việc virus lây từ người sang người. Các quan chức cũng thông báo vào ngày 11/1 rằng không có nhân viên y tế nào nhiễm bệnh.
Đến ngày 20/1, một chuyên gia từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc mới thừa nhận virus có thể lây từ người sang người trong cuộc phỏng vấn trên CCTV.
Nghiên cứu cũng cho thấy chỉ 55% trong số 47 bệnh nhân bị nhiễm bệnh trước ngày 1/1 có liên quan chợ hải sản và động vật sống Hoa Nam ở Vũ Hán, nơi được cho là ổ dịch. Điều này có nghĩa là các bệnh nhân còn lại bị nhiễm bệnh ở nơi khác hoặc từ người khác.
Người dùng mạng Trung Quốc để lại những bình luận gay gắt, đặt câu hỏi tại sao thông tin không được đưa ra sớm hơn. Nhiều tác giả của nghiên cứu làm việc cho Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc và các cơ quan địa phương. Nhiều người nằm trong số các chuyên gia y tế đầu tiên đến Vũ Hán để thị sát ngày 3/1.
"Tất cả họ đều biết", một người viết trên Weibo. "Họ chỉ không nói ra, họ lừa dối chúng tôi".
Tuy nhiên, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Trung Quốc ngày 31/1 ra tuyên bố, nói rằng thông tin về 425 trường hợp được phân tích trong nghiên cứu đã được công khai trước khi nghiên cứu được công bố.
Họ nói rằng họ chỉ biết virus có thể lây từ người sang người sau khi chuyên gia Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tiết lộ vào ngày 20/1 và các nhà nghiên cứu đã tiến hành "phân tích hồi cứu" để kết luận việc lây truyền từ người sang người đã xảy ra vào tháng 12/2019.
Tại Trung Quốc, kết quả nghiên cứu học thuật thường liên quan đến cơ hội thăng tiến. Nhiều người dùng mạng xã hội đặt nghi vấn liệu các tác giả có có tình "ém" thông tin có giá trị, ưu tiên sự nghiệp của họ hơn sự cấp bách của việc kiểm soát dịch bệnh hay không.
"Tôi rất tức giận, tôi cần một lời giải thích từ các tác giả nghiên cứu!", Wang Liming, giáo sư tại Đại học Chiết Giang, viết trong một bài đăng trên mạng xã hội. "Các ông biết rõ về việc lây truyền từ người sang người sớm hơn ba tuần so với công chúng, nhưng các ông có làm những điều lẽ ra phải làm không?"
Bộ Khoa học và Công nghệ Trung Quốc ngày 30/1 ra tuyên bố kêu gọi các nhà nghiên cứu trong nước "không dành nỗ lực để viết các bài tiểu luận trước khi hoàn thành nhiệm vụ chống lại nCoV".
Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.
Các nước có bệnh nhân viêm phổi Vũ Hán. Bấm vào ảnh để xem chi tiết.
Một số người dùng mạng Trung Quốc chỉ ra một khả năng khác. "Có lẽ các nhà nghiên cứu không có cách nào chia sẻ phát hiện của họ. Họ đành phải công bố nó trên một tạp chí y khoa để cảnh báo công chúng", một người dùng WeChat viết trong một cuộc thảo luận nhóm.
Hồi tháng 12/2019, 8 người bị bắt vì "truyền bá tin đồn sai lệch" khi thảo luận về sự lây lan nCoV vào thời điểm thông tin về loại virus này còn chưa phổ biến. 8 người sau đó được xác định là bác sĩ làm việc tại Vũ Hán, khiến công chúng tức giận về sự kiểm duyệt thông tin của chính phủ.
Trong một bài bình luận được Tòa án Tối cao Trung Quốc đăng vào tuần này, một thẩm phán cấp cao đã lên án việc cảnh sát Vũ Hán bắt những người này. "Nếu công chúng lắng nghe 'tin đồn' này vào thời điểm đó và áp dụng các biện pháp như đeo khẩu trang, khử trùng nghiêm ngặt và tránh đến chợ bán động vật hoang dã thì chúng ta đã có thể ngăn ngừa và kiểm soát lây lan virus tốt hơn", bài bình luận có đoạn viết.
"Đây là tình huống khó khăn cho những người kiểm duyệt", Charlie Smith, người sáng lập GreatFire, tổ chức phi chính phủ theo dõi việc kiểm duyệt thông tin ở Trung Quốc nói. "Thử tưởng tượng xem bạn khó xử như thế nào khi là một người kiểm duyệt tại thời điểm này và tự hỏi liệu những tin đồn có đúng sự thật hay không?".
Phương Vũ (Theo Nikkei/CNN)

Thứ Ba, 4 tháng 2, 2020

TRONG TƯƠNG LAI, MÍT CÓ THỂ THAY THẾ THỊT ĐỘNG VẬT

Mít đang được coi là thực phẩm có thể thay thế cho thịt động vật bởi hàm chứa nhiều chất dinh dưỡng và được chế biến đa dạng từ món chay đến món mặn.

Chú thích ảnh
Mít đang trở thành thực phẩm có khả năng thay thế cho thịt động vật. Ảnh: Getty Images
Mít có nguồn gốc từ Ấn Độ và cũng được trồng tại Đông Nam Á, Mexico, Nam Mỹ và vùng Caribbean. Mít thường có trọng lượng từ 7kg đến 32kg.
Mít mới trẩy, chưa chín kỹ thường được sử dụng để chế biến món ăn. Trong khi đó mít chín thường được tiêu thụ như món ngọt tráng miệng.
Tờ Guardian (Anh) cho biết hiện nay còn có cả sản phẩm siro mít, mít đóng hộp… Ông Robert Schueller tại công ty chuyên về thực phẩm Melissa’s Produce (Mỹ) cho biết cách đây khoảng 5 năm, mít bắt đầu được chú ý, những người ăn chay coi loại quả này là thực phẩm thay thế cho thịt.
Chú thích ảnh
Một món ăn được chế biến từ xơ mít. Ảnh: Shutterstock
Chủ cửa hàng cà phê chay tại Los Angeles có tên Jackfruit – bà Angela Means cho biết mọi người bắt đầu chuyển sang ăn chay vì nhiều lý do, bao gồm vấn đề liên quan đến môi trường, sức khỏe và quyền động vật”.
Bà Angela Means nhận xét: “Mít là một trong những lựa chọn tốt nhất cho chúng ta bởi nó có thể giả thịt. Mít được trồng phổ biến ở nhiều nơi, có lượng chất xơ, kali, kẽm và dinh dưỡng dồi dào. Chúng ta có thể bổ sung mít vào taco, làm bánh sandwich”.
Bên cạnh đó, bà Angela Means cũng dự đoán rằng trong 7-10 năm tới, mít có thể phổ biến tương đương thịt bò.
Hà Linh/Báo Tin tức

Thứ Hai, 3 tháng 2, 2020

BÊN TRONG CÔNG TY MỸ ĐANG CẤP BÁCH CHẾ VẮC-XIN CORONA BẰNG 'ĐƯỜNG TẮT'

Các nhà khoa học tại công ty Moderna Theraputics và NIH của Mỹ đang chạy đua với thời gian để điều chế ra vắc-xin Corona n-CoV đầu tiên trong một thời gian ngắn kỷ lục.

Chú thích ảnh
Các nhà nghiên cứu đã từng mất khoảng 20 tháng để phát triển được vắc-xin chống virus SARS vào năm 2003 và 6 tháng để có vắc-xin chống dịch Zika vào năm 2015. Họ hy vọng sẽ rút ngắn một nửa thời gian này với virus Corona. Ảnh: Reuters 
Ba tháng. Đó là thời gian Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia tại Học viện Y tế Quốc gia Mỹ, sẵn sàng chờ đợi để có được một ứng cử viên vắc-xin phòng virus Corona chủng mới mà ông có thể bắt đầu thử nghiệm trên người.
Virus “Corona Vũ Hán”, có tên chính thức là 2019-nCoV, được xác định lần đầu tiên ở những người mắc bệnh với các triệu chứng giống như viêm phổi tại Vũ Hán, Trung Quốc vào tháng 12/2019. Tổ chức Y tế Thế giới hôm 30/1 đã tuyên bố dịch 2019-nCoV là tình trạng khẩn cấp y tế toàn cầu. Chỉ trong hơn một tháng, hơn 14.000 người đã nhiễm virus này ở 24 quốc gia, vùng lãnh thổ và hơn 300 người đã tử vong.
Với các bệnh truyền nhiễm như bệnh viêm phổi do virus Corona, vắc-xin là vũ khí mạnh nhất mà ngành y tế có. Tiêm vắc-xin có thể bảo vệ mọi người khỏi bị nhiễm bệnh ngay từ đầu, và nếu virus hoặc vi khuẩn không có nơi nào để hoạt động, chúng không có cách nào lây từ người sang người.
Theo tạp chí Time (Mỹ), vấn đề là phải mất một thời gian đáng kể để phát triển được vắc-xin. Các phương pháp điều chế vắc-xin truyền thống, mặc dù cực kỳ hiệu quả trong việc kiểm soát các bệnh truyền nhiễm cao như bệnh sởi, lại đòi hỏi một lượng lớn virus hoặc vi khuẩn – một quá trình mất nhiều tháng.
Những vi sinh vật này sau đó trở thành yếu tố chính trong vắc-xin – được gọi kháng nguyên cảnh báo hệ thống miễn dịch của con người rằng một số kẻ xâm nhập từ bên ngoài đã xâm chiếm cơ thể và cần phải bị trục xuất.
Chú thích ảnh
Người cao tuổi đeo khẩu trang phòng virus Corona nCoV tại Hong Kong hôm 31/1. Ảnh AP
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu tại Moderna Therapeutics, thành phố Cambridge, bang Massachussetts (Mỹ) đã phát triển được một "đường tắt" tiềm năng cho quá trình tốn nhiều công sức này, nhờ đó có thể rút ngắn thời gian phát triển vắc-xin ngăn ngừa những trận dịch liên tục bùng phát như dịch virus nCoV hiện tại. Họ đã biến cơ thể con người thành một phòng thí nghiệm sống để tạo ra những cảnh báo siêu vi kích hoạt hệ thống miễn dịch.
Về cơ bản, vắc-xin cung cấp cho hệ miễn dịch một con đường nhận biết và tập hợp các biện pháp phòng vệ chống lại các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn hoặc virus. Vắc-xin làm được điều này bằng cách “mồi” các tế bào miễn dịch bằng “mùi vị” của những kẻ xâm nhập mà tế bào miễn dịch phải nhận ra.
Trong một số trường hợp, vắc-xin chứa vi khuẩn hay virus đã chết hoặc bị bất hoạt, không thể gây bệnh, nhưng vẫn báo động cho các tế bào miễn dịch rằng chúng là những kẻ xâm nhập từ bên ngoài và không được chào đón. Một khi phát hiện các vi sinh vật này, cơ thể có thể tạo ra các kháng thể có nhiệm vụ đánh dấu kẻ lạ để tiêu diệt, và các kháng thể này vẫn tiếp tục tồn tại để nhận ra các cuộc “xâm lược” trong tương lai bởi chính loại vi sinh vật đó.
Xem video hình ảnh virus nCoV sinh sôi dưới kính hiển vi (Nguồn: Multimedia Live)
Các loại vắc-xin khác lại “dạy” cho hệ miễn dịch bằng một cách đơn giản là để các tế bào miễn dịch tiếp xúc với không phải vi khuẩn hay virus (như trường hợp trên) mà là các protein do virus hoặc vi khuẩn tạo ra; một lượng đủ các protein lạ này cũng có thể báo cho các tế bào miễn dịch nhận ra là chúng không được chào đón.
Các nhà nghiên cứu tại Moderna đã thực hiện quá trình này bằng cách đưa vào vắc-xin của họ chất mRNA, loại vật liệu di truyền từ DNA và tạo ra protein. Ý tưởng của Moderna là sử dụng vắc-xin Corona với mRNA vốn đã mã hóa cho các protein của virus Corona và sau đó tiêm vào cơ thể. Các tế bào miễn dịch trong bạch huyết có thể xử lý mRNA đó và bắt đầu tạo ra protein theo đúng cách để các tế bào miễn dịch khác cũng nhận ra chúng và phản ứng chống lại việc nhiễm virus thực sự.
Tiến sĩ Stephen Hoge, Chủ tịch Moderna, giải thích rằng, “mRNA thực sự giống như một phân tử phần mềm trong sinh học”. “Do đó, vắc-xin của chúng tôi giống như chương trình phần mềm cho cơ thể, nó sẽ tạo ra các protein của virus, làm kích hoạt phản ứng miễn dịch”.
Do phương pháp này không liên quan đến virus sống hoặc chết, nên nó có thể được nhân rộng nhanh chóng - một điều cần thiết khi các bệnh mới xuất hiện và nhanh chóng lây lan trong các cộng đồng dân cư chưa được bảo vệ.
Chú thích ảnh
Ảnh minh họa.
Bước đi đầu tiên trong việc phát triển loại vắc-xin nói trên đang quyết định loại protein nào được tạo ra bởi virus 2019-nCoV nên đưa vào trong vắc-xin.
Hôm 10/1, các nhà khoa học Trung Quốc đã công khai bộ gen của virus Corona n-CoV. Trên cơ sở đó, các nhà nghiên cứu tại NIH đã làm việc trên một đoạn di truyền được mã hóa cho những protein mà họ tin rằng có khả năng cảnh báo và kích hoạt báo động tới hệ miễn dịch của con người. Khi đoạn gien được gửi cho Moderna, các nhà khoa học tại Moderna bắt đầu viết “phần mềm” gen di truyền cho vắc-xin của họ - dưới dạng các mRNA mà các tế bào cơ thể con người sẽ cần để tạo ra protein của virus Corona. Để an toàn, nhóm nghiên cứu đã chọn một loại protein virus hàng đầu để “gây giống” một loại vắc-xin và sáu loại protein dự phòng.
Quá trình đó vẫn đang diễn ra, khi nhóm làm việc liên tục gỡ lỗi "phần mềm", đảm bảo rằng sản phẩm mRNA cuối cùng sẽ đảm bảo tính ổn định sinh học và đáng tin cậy nhất có thể. Trong vòng một vài tuần, khi một mRNA đạt yêu cầu được tạo ra, nó sẽ trở thành thành phần chính của vắc-xin Corona được phát triển để thử nghiệm trên người. Sau đó, Giám đốc Hoge cho biết: “Chúng tôi sẽ thận trọng hơn trong tất cả các bước sản xuất để đảm bảo rằng chúng được thực hiện với chất lượng cao bởi vì cuối cùng, vắc-xin này sẽ đi vào cơ thể con người”.
Thu Hằng/Báo Tin tức

Chủ Nhật, 2 tháng 2, 2020

HIỂU VỀ DỊCH VIRUS CORONA VŨ HÁN QUA TAM GIÁC DỊCH TỄ HỌC

Dịch viêm đường hô hấp cấp do virus Corona chủng mới hoành hành ở Trung Quốc đang gieo rắc nỗi khiếp sợ ở nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới. Để hiểu rõ hơn về dịch bệnh do chủng virus này, cần phải làm rõ một khái niệm được gọi là “tam giác dịch tễ học”.

Chú thích ảnh
Bác sĩ mặc đồ bảo hộ điều trị cho bệnh nhân nhiễm virus Corona chủng mới tại Vũ Hán. Ảnh: Reuters
Tam giác dịch thực chất là một phương trình. Nó cho thấy rằng mọi trận dịch, bất kể đặc điểm cụ thể khác nhau, đều phụ thuộc vào sự tương tác giữa ba yếu tố: mầm bệnh (tác nhân gây nhiễm bệnh), vật chủ (sinh vật có nguy cơ bị nhiễm bệnh) và môi trường (môi trường xảy ra lây nhiễm).
Mỗi một dịch bệnh - có thể là cúm, dịch tả hoặc thậm chí là dịch hành vi như lái xe khi say rượu - là kết quả của sự thay đổi mạnh ở một trong những góc này của tam giác dịch, sau đó gây ra hiệu ứng domino dẫn đến sự bùng nổ bất ngờ các ca lây nhiễm mới.
Trong một ví dụ kinh điển về hiện tượng này, chúng ta đã chứng kiến một sự thay đổi môi trường liên quan đến sự bùng phát của các đại dịch cúm toàn cầu. Vào giữa thế kỷ 16, những con vịt được đưa tới các cánh đồng lúa ở Trung Quốc để ăn côn trùng phá hoại mùa màng. Từ đây, vịt sống cùng một thành phần điển hình khác của các trang trại Trung Quốc là lợn. Đặc điểm sinh học độc đáo của loài vịt khiến nó trở thành một kho lớn chứa rất nhiều virus, trong khi lợn lại có “khả năng” cao trong việc pha trộn các loại virus khác nhau lại với nhau thành các chủng virus mới và truyền chúng cho con người.
Việc nhân giống hai loài động vật này gần nhau nhanh chóng dẫn đến sự kết hợp và lan truyền các chủng virus mới. Những mầm bệnh mới, có độc lực cao - như các chủng cúm lợn-vịt lai - sau đó vượt qua các rào cản về loài và làm khổ loài người kể từ đó.
Chú thích ảnh
Gà vịt sống tại một chợ truyền thống ở Thượng Hải. Ảnh: Getty Images
Họ virus Corona (được gọi như vậy vì chúng giống như những vương miện phát sáng), bao gồm chủng virus Vũ Hán mới, rất khó để kiểm soát. Virus Corona gây ra các bệnh từ cảm thông thường, cho đến viêm phế quản, viêm phổi, nhưng họ virus này đang lan rộng và gây ra cả những ngoại lệ nguy hiểm như Hội chứng Hô hấp Cấp tính Nặng (SARS) và Hội chứng Hô hấp Trung Đông (MERS), vốn có tỉ lệ tử vong lần lượt tới 15% và 35%. Tính đến ngày 31/1, đã có it nhất 259 người thiệt mạng và khoảng 12.000 người nhiễm chủng Corona mới tại Trung Quốc đại lục. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ngày 30/1 đã tuyến bố dịch virus Corona chủng mới (có tên 2019-nCov) là tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Theo tiến sĩ Dan Werb trong bài viết trên tờ New York Times, hiểu về tam giác dịch rất quan trọng trong phòng chống dịch bệnh mới. Liệu có phải sự thay đổi đáng kể trong cấu trúc di truyền của mầm bệnh cũ, sự thay đổi trong tính dễ tổn thương của quần thể ký chủ hoặc sự biến đổi về môi trường đã hình thành nên mối đe dọa xuất phát từ Vũ Hán? Khi dịch Vũ Hán tiếp tục lan rộng, áp dụng phép tính của tam giác dịch vẫn là cách đáng tin cậy để lập biểu đồ cho một phản ứng y tế cộng đồng hiệu quả.
Trước hết, ở góc đầu tiên của tam giác dịch, chúng ta cần biết mức độ dịch chuyển của mầm bệnh mới này từ các chủng virus Corona trước đó, dựa trên tiềm năng và độc lực truyền nhiễm của nó. Từ sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm bệnh kể từ khi trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được báo cáo vào ngày 31/12, thì chủng virus "Corona Vũ Hán" rất dễ lây nhiễm. Virus SARS có tỷ lệ tái sinh sôi cơ bản (gọi tắt là R0) tương đối thấp là 0,5, nghĩa là cứ hai ca SARS chỉ dẫn đến một ca lây nhiễm thêm.
Theo ước tính ban đầu được được chia sẻ bởi WHO, chủng virus "Corona Vũ Hán" có R0 là 1,4 đến 2,5, tức là chúng gây ra khoảng hai ca nhiễm thứ phát với mỗi ca nhiễm ban đầu, cao hơn một chút so với cúm mùa (tuy nhiên thấp hơn nhiều so với virus gây bệnh sởi, có R0 từ 12 đến 18). Nếu R0 của virus Corona chủng mới vẫn tiếp tục thấp như vậy khi có nhiều dữ liệu hơn về dịch, chúng ta có thể tin tưởng rằng hoạt động giám sát và kiểm dịch sẽ ngăn chặn sự lây lan của nó. Nhưng các biện pháp này sẽ kém hiệu quả hơn khi R0 tăng.
Chú thích ảnh
Hình ảnh đồ họa virus Corona. Ảnh: CNN
Về độc lực, trình tự bộ gien của virus "Corona Vũ Hán" cho thấy, may mắn là nó chỉ liên quan xa đến SARS (chỉ giống nhau 73%), có nghĩa nó có thể ít gây chết người hơn, mặc dù còn quá sớm để khẳng định điều này.
Thứ hai, chúng ta phải xác định đợt bùng phát dịch này liệu có bắt nguồn từ sự thay đổi trong tính dễ bị tổn thương của vật chủ (con người) hay không. Những gì các nhà khoa học sẽ tìm kiếm ở đây là dấu hiệu cho thấy những người đã tử vong là người già hoặc bị suy giảm miễn dịch, phù hợp với các ca tử vong mà chúng ta thấy từ các bệnh nhiễm trùng Corona thông thường khác. Theo các nhà chức trách y tế Trung Quốc, phần lớn các ca tử vong do virus Corona chủng mới xảy ra ở người cao tuổi và những người có hệ miễn dịch suy giảm do mắc sẵn các bệnh khác.
Khi đã xác định được góc thứ hai của tam giác dịch, chúng ta sẽ xét đến góc cuối là môi trường, và đây là nơi mọi thứ trở nên phức tạp hơn nhiều. Khi nền kinh tế Trung Quốc mở rộng, số lượng công dân Trung Quốc đi lại bằng đường hàng không đã tăng vọt. Phần lớn các cuộc đi lại diễn ra trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán vừa qua. Đó là cuộc di cư lớn nhất thế giới của con người, với khoảng 3 tỉ chuyến đi bằng các phương tiện đường bộ và đường không chỉ trong khoảng 2 tuần. Những thách thức của việc kiểm dịch trong quá trình di cư này là rất lớn, mặc dù Trung Quốc được trang bị tốt hơn hầu hết các quốc gia trong thực hiện các biện pháp y tế công cộng nghiêm khắc, và đã thể hiện quyết tâm của mình bằng cách áp dụng lệnh cấm di chuyển với trên 50 triệu công dân của họ.
Chú thích ảnh
Hành khách đeo khẩu rời máy bay vừa đáp xuống sân bay tại California, Mỹ sau hành trình từ Đài Bắc (Đài Loan, Trung Quốc) ngày 24/1/ Ảnh: Zumapress
Tuy nhiên, nơi mà môi trường thực sự biến động lại nằm ở các kết nối của Trung Quốc với phần còn lại của thế giới. Năm 2005, hai năm sau khi đại dịch SARS bùng phát, chỉ có 233 đường hàng không quốc tế từ Trung Quốc đại lục. Tới năm 2016, các đường bay quốc tế đã tăng hơn gấp ba lên đến 739, có nghĩa là có nhiều tuyến đường hơn để truyền virus ra khỏi đất nước. Trong cùng thời gian, số lượng hành khách đi lại và đi ra khỏi Trung Quốc bằng đường hàng không đã bùng nổ từ khoảng 3 triệu đến hơn 51 triệu. Việc Trung Quốc ngày càng hướng ra bên ngoài đã mở rộng đáng kể môi trường mà virus "Corona Vũ Hán" có thể lan truyền. Vì thế, trong số 3 góc của tam giác dịch, góc môi trường khiến cho việc dự đoán phạm vi của dịch bệnh hiện nay cực kỳ phức tạp.
Khi đối mặt với các mối đe dọa dịch bệnh mới, bất kể nguồn gốc của chúng là gì, chúng ta có thể dựa vào sự tương tác của ba góc trong tam giác dịch. Trong trường hợp virus "Corona Vũ Hán", điều gây lo lắng nhất là sự mở rộng nhanh chóng của môi trường mà mầm bệnh có thể lây nhiễm vào vật chủ.
Xem video toàn cảnh "thành phố ma" Vũ Hán trong trận dịch chết chóc do virus Corona chủng mới:

Thu Hằng/Báo Tin tức (Theo New York Times)