Gửi đến các bạn: 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Vũ Thành An





Tracks List:

01.- Lời Tình Buồn ................................... Vũ Khanh
02.- Bài KhôngTên Số 1 ........................... Lệ Quyên
03.- Đời Đá Vàng .................................... Y Phương
04.- Tình Khúc Thứ Nhất .......................... Lệ Thu
05.- Bài Không Tên Cuối Cùng .................. Elvis Phương
06.- Bài Không Tên Cuối Cùng Trở Lại ....... Tuấn Ngọc
07.- Bài KhôngTên Số 7 .......................... Hồ Hoàng Yến
08.- Bài KhôngTên Số 2 .......................... Xuân Phú
09.- Bài KhôngTên Số 3 ...................... ... Thiên Phượng
10.- Bài KhôngTên Số 5 .......................... Phương Nghi
11.-Trong Tay Nhau ............................... Anh Tú
12.- Bài KhôngTên Số 8 .......................... Nguyên Khang
13.- Bài KhôngTên Số 4........................... Khánh Hà
14.- Bài KhôngTên Số 6 .......................... Xuân Phú
15.- Bài KhôngTên Số 9 .......................... Lệ Quyên
16.- Một Lần Nào Cho Tôi Gặp Lại Em ...... Thế Sơn
17.- Đêm Say ....................................... Xuân Phú
18.- Em Đến Thăm Anh Đêm 30.............. Anh Dũng
19.- Sầu Khúc....................................... Ngọc Anh
20.- Đừng Yêu Tôi ................................ Elvis Phương


Cùng với Lê Uyên Phương, Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Trịnh Công Sơn, Vũ Thành An tạo thành nhóm “ngũ bá” của bầu trời âm nhạc Việt Nam suốt những thập niên 50, 60 và 70 của thế kỷ trước. Họ là đại diện tiêu biểu cho một thế hệ viết tình ca bằng cách mài những mảnh vỡ của con tim mình làm ngòi bút, lấy trái ngang và day dứt khôn nguôi của kiếp người làm khung và, nước mắt mình làm mực.

Sau những triết lý về thân phận của Trịnh Công Sơn, những cuộc tình đầy chất hiện sinh của Từ Công Phụng, sự lãng mạn với những vết thương ngọt lịm cứa vào tim của Ngô Thụy Miên và, nỗi thương đau của một cuộc tình hợp rồi tan, tan rồi hợp của Lê Uyên Phương…, thính giả miền Nam lúc đó và nửa phần kia đất nước. sau này. không khỏi ngỡ ngàng với một loạt những sáng tác "không tên" của Vũ Thành An.

Vũ Thành An sinh năm 1943 tại Hải Hậu, Nam Định. Năm 1954, ông theo gia đình di cư vào Sài Gòn. Trong thời kỳ thiếu niên, Vũ Thành An theo học nhạc sĩ Chung Quân cùng Ngô Thụy Miên và Đức Huy ...vv và, viết ca khúc đầu tiên khi đang học lớp ... 9.! Tuy nhiên, ca khúc đầu tay bị nhạc sĩ Chung Quân hết lời chê bai về từ ngữ.
Chung Quân là một thầy dạy nhạc có thực tài, ông học nhạc ở New York, Mỹ, và tốt nghiệp Tiến Sĩ văn chương tại Anh Quốc.
Các bạn nhớ cho là vào thuở xa xưa đó, đi du học là chuyện không tưởng mà tốt nghiệp Tiến Sĩ Anh Văn ở .. Anh quốc lại không phải chuyện đùa. Vũ Thành An bị thầy Chung Quân chiếu tướng có vẻ .. hơi oan.

Nhưng, Bài Không Tên số 2, số 6, số 8…và "vô số" các bản không tên khác vẫn lần lượt ra đời. Lúc đầu ông chỉ viết nhạc chứ chưa đặt lời, chắc là bị hội chứng "kinh cung chi điểu".!

Đến 1965, Vũ Thành An tạm thời…bỏ quên con đường sáng tác của mình khi vào làm phóng viên tại đài phát thanh Sài Gòn. Nơi đây, hay không bằng hên, ông gặp nhà thơ Nguyễn Đình Toàn, người sau này đã giúp ông “mượn hồn thi ca để sáng tạo âm nhạc”.

"Tình Khúc Thứ Nhất" ra đời, với dấu ấn của Nguyễn Đình Toàn, lần này đã "có tên", và nổi tiếng ngay lập tức sau khi được Lệ Thu trình bày.
.... Bắt đầu từ đấy, cái tên Vũ Thành An gắn với một loạt những tình khúc "không tên" và ... "có tên".
Những năm tháng sau đó, Vũ Thành An tiếp tục viết một loạt những bài không tên khác. Cũng chính năm 1965, cuộc tình với người bạn gái đầu tiên chấm dứt sau những tháng ngày đau thương, rạn vỡ. Đau khổ đã giúp cho việc đặt lời của "Bài không tên cuối cùng", bản nhạc tình đến giờ vẫn còn đủ sức lay động đôi tai khán giả.
"Bài không tên cuối cùng", lần này được trình làng với đầy đủ với ca từ bi thương, ai oán. Đời là thế, cứ mất cái lọ thì nhặt được cái chai.
Ca khúc này trở nên phổ biến với rất nhiều khán giả, đặc biệt là giới trẻ Sài Gòn ngày đó. Họ được nghe nó ở bất cứ lúc nào, bất cứ chỗ nào, từ vũ trường đến quán cóc và, bất cứ hoàn cảnh nào, kể cả trong ..... đám cưới.!.
Sau những đớn đau, phần vì mối tình đầu không vẹn và phần lớn vì khi đem nhạc mình đi giới thiệu đến giới thưởng ngoạn mà vòng tối hậu là sự chấp nhận trình bày của các ca sĩ nổi tiếng, Vũ Thành An đã không qua nổi vòng ... gửi xe!.
"Bài không tên cuối cùng" nhận được sự ủng hộ nhiệt tình chỉ sau khi Lệ Thu "cho tình yêu gẫy cánh bay đi" với "tình khúc thứ nhất". Vâng, có lần cô ca sĩ danh tiếng này đã buột miệng hát chữ "nuôi" thành "gẫy".

Sau mỗi cuộc tình buồn, ông lại tiếp tục nếm chia ly của mối tình tới và lúc này "Bài không tên số 2" được viết lời và ra đời, đánh dấu “chữ ký âm nhạc” của Vũ Thành An, người chuyên viết bi ca trên địa hạt âm nhạc Sài Gòn thời đó.
Cho đến bây giờ ông đã có đến bài không tên thứ 50. Chắc là quá nhiều "cuộc tình buồn" nên ông không thể nhớ tên. Buồn như vậy thì .. vui thật, đúng là ít lâu phải buồn một tí cho nó vui chứ vui mãi thì cũng .... buồn.!
Năm 1969, Vũ Thành An quyết định chấm dứt đời độc thân, kết thúc những đoạn tình buồn của mình bằng cách lập gia đình và cho phát hành tuyển tập "những bài không tên". Các nhạc phẩm được thể hiện qua giọng ca ngọt ngào của Thanh Lan trên đài phát thanh và đặc biệt là phong trào du ca Sài Gòn tại quán Văn, cùng thời điểm với cặp song ca đình đám Trịnh Công Sơn & Khánh Ly. Cuộc hội ngộ âm nhạc đó trở thành dấu son sáng ngời trên con đường sự nghiệp của nhạc sĩ Vũ Thành An.

Nhưng định mệnh oái oăm lại một lần nữa đưa đẩy Vũ Thành An vào một ngã rẽ mới.
30 tháng 4, 1975, Vũ Thành An là người cuối cùng rời Đài phát thanh Sài Gòn, lúc10 giờ 30 sáng và, khổ nạn chỉ mới bắt đầu.!
Vì là quân nhân, sau đó, Vũ Thành An bóc gần .... 10 cuốn lịch trong trại cải tạo (1975-1985). Thời gian này, Vũ Thành An trở nên nhạy cảm và, người chung quanh, đặc biệt là các bạn tù, cũng trở nên ..... nhạy cảm với ông.
Thực hư không rõ, chuyện lửa trước với khói sau bỏ qua một bên nhưng dầu sao ông cũng đã bị mang tiếng là có liên quan đến những việc đâm đồng đội sau lưng và dẫn đến việc tự tử của Đại Tá Sơn Dương, một chỉ huy cao cấp của quân đội miền Nam cũ, trong trại cải tạo.
Người binh thì hỏi tại sao ông vẫn phải lãnh đủ 10 năm cải tạo nếu là .... ăng ten.? Kẻ ghét thì bảo là không những sau lưng mà còn đâm cả .. trước mặt.!
Miệng đời mà. Thương thì Siu Black còn gầy mà ghét thì Hà Trần vẫn béo.!

Rồi từ một người chuyên sáng tác "bi tình ca", Vũ Thành An chuyển sang viết thánh ca và tuyên bố không bao giờ viết nhạc tình nữa. Theo lời Vũ Thành An, ông bắt đầu sáng tác thánh ca, nhân bản ca từ năm 1981. Đối với nhiều người yêu mến âm nhạc của ông, đây là một sự đổi thay mang nhiều tiếc nuối. Biến cố quan trọng giai đoạn này của Vũ Thành An là được rửa tội và trở thành giáo dân Thiên Chúa giáo. Sau khi được trả tự do, ông lập lại gia đình lần hai và di cư sang Mỹ, không thông qua chương trình H.O. như các bạn sĩ quan cũ mà theo một cách khác.

Và để "giữ" lời thề không bao giờ viết "nhạc" tình nữa, ông bắt đầu viết "lời" thứ hai cho các bản "không tên" cũ. Kể ra dùng tựa " không tên" cho các ca khúc nhiều khi cũng có có lợi nhỉ? Đến "Tình Xưa Gái Huế" thì ông viết cả "nhạc" lẫn "lời".!

Năm 1996, ông ghi danh học chương trình Thạc sĩ Thần học của Tổng giáo phận Portland, Oregon. Năm 2000, Vũ Thành An được bổ nhiệm chức Phó Tế và phụ trách Đài phát thanh Việt Nam Hải Ngoại ở Portland, Oregon.

.... Giữa khói lửa chiến tranh lúc đó, nhạc tình của Vũ Thành An là nơi ẩn trú cho những tâm hồn mệt mỏi, cô đơn. Cuộc đời thật bất an, ngắn ngủi giữa chốn đạn lạc tên bay và, khi người lính ngả lưng nằm nghỉ bên đồi, bật lên làn sóng radio tình cờ, thì nhạc của ông lúc đó đã làm thoáng mây bay giữa trời gợi lên hình ảnh người bạn gái năm xưa. Thật nhạt, thật mờ nhưng đủ để làm cay khóe mắt.

Thập niên 1960 cũng là thập niên kỳ dị nhất của âm nhạc Việt Nam. Phạm Duy và một số nhạc sĩ đồng vai vế vẫn sáng tác mạnh mẽ. Nhưng bên cạnh đó, giới nhạc sĩ cũng xuất hiện thêm nhiều tài năng lớn, và mỗi người với một sự độc đáo riêng. Trịnh Công Sơn, Lê Uyên Phương, Từ Công Phụng, Trầm Tử Thiêng .. vv.. và dĩ nhiên, Vũ Thành An. Những thử nghiệm âm nhạc cũng được đẩy xa hơn, như với phong trào nhạc trẻ của ban nhạc Phượng Hoàng với Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà và Elvis Phương.
Đau thương, chiến tranh, chết chóc hẳn đã khiến các nhạc sĩ phải đi tìm một thế giới riêng của mơ mộng. Những đau thương, trách cứ, giận hờn theo từng cung bậc dồn vào tâm khảm đến rã rời và đã trở thành dấu ấn lãng mạn của thời nhạc "vàng", cách gọi sau này.
Tên tuổi của Vũ Thành An đã gắn liền với những khoảng đời của tuổi trẻ Việt Nam. Những dòng thơ của Nguyễn Đình Toàn, trong "Tình khúc thứ nhất" và "Em đến thăm anh đêm ba mươi" vẫn lơ lửng, phảng phất trong đầu của những người một thời ngồi các quán cà phê bên đường Sài Gòn và tập hút những điếu thuốc đầu tiên trong đời, những năm 60 xa xưa ấy.
Nhưng Vũ Thành An không chỉ đã viết nhạc tình. Nghe "20 năm làm tuổi trẻ" của ông, ta thấy cũng đượm chất " thân phận da vàng" của họ Trịnh ra phết. Ôi, dĩ vãng của một thời tuổi trẻ Việt Nam, đau thương nhưng cũng đầy mật ngọt.
Ôn cựu, nghinh tân, thế đủ rồi. Bây giờ mời các bạn bước vào thế giới thương đau của nhạc tình Vũ Thành An.

http://www.fshare.vn/file/BLU5WS3NU19X


Chú Thích:

1.- Như thường lệ, xin cảm tạ Hoài Nam và SBS Radio, Australia về những tư liệu dùng trong phiên bản này.

2.- Cũng như ... thường lệ, dưới đây là link cho những bản nhạc, không có lời dẫn giải, không cần ku kiếc gì cả. Chỉ cần un-rar là xong.

http://www.fshare.vn/file/H8EZLNA7VIMB

3.- Cho những bạn muốn theo dõi những post cũ, dưới đây là links:

V.A - 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Lê Uyên Phương
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1091495


70 năm trong tình ca Việt Nam - Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1087760


Đoàn Thế Ngữ với Như Chiếc Que Diêm của Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1090622


70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Nguyễn Ánh 9.
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1089048

Đoàn Thế Ngữ với "Tình Ca" của Phạm Duy, thân phận Kiều của Nguyễn Du và vua Gia Long nghi án
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1092600


70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 1
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1093706

70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 2
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1094602


70 năm tình Ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần cuối
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1095894