Thứ Sáu, 16 tháng 8, 2019

TAI NẠN MÁY BAY NGA: “ĐIỀU KỲ DIỆU Ở HUDSON” LẶP LẠI

VietTimes -- Một chiếc máy bay thân hẹp được vận hành bởi hãng hàng không Nga Ural Airlines, chở 226 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn, đã phải hạ cánh xuống một cánh đồng ở vùng nông thôn Moscow hôm 15/8 sau một pha va chạm hiếm thấy với loài chim.
Chiếc máy bay hạ cánh trên đồng cỏ ở vùng nông thôn thuộc Moscow, Nga (Ảnh: RT)
Chiếc máy bay hạ cánh trên đồng cỏ ở vùng nông thôn thuộc Moscow, Nga (Ảnh: RT)
Trên đường bay tới Simferopol, Crimea, chiếc máy bay Airbus A321 đã bất ngờ đối đầu với "vô số" con mòng biển hoặc quạ ngay sau khi rời khỏi sân bay Zhukovsky ở Moscow - hãng Ural Airlines xác nhận. Không hạ càng bánh, chiếc máy bay này đã phải hạ cánh bằng phần bụng trên một ruộng ngô cách sân bay khoảng 1 km. Các động cơ của máy bay sau khi bị chim chui vào đã được tắt để tránh gây hỏa hoạn trên khoang.
CEO của Ural Airlines, ông Sergey Skuratov, nói rằng số lượng đàn chim mà máy bay đụng độ phải là chưa từng thấy. "Sự việc này khá hiếm khi xảy ra, có lẽ là khoảng 50 năm 1 lần" - ông Skuratov nói.
May mắn thay, không có lửa bốc lên trong khoang của chiếc Airbus xấu số và cũng không có hành khách nào tử nạn trong vụ tai nạn. Tuy nhiên, có khoảng 23 hành khách - trong đó có 5 trẻ em - bị thương nhẹ và được chuyển vào bệnh viện chữa trị; theo Bộ Y tế Nga.
Nhiều hành khách sau đó mô tả về trải nghiệm kinh hoàng mà họ vừa trải qua. "Động cơ kêu lên nhiều lần, họ cố gắng tái khởi động nó nhưng chúng tôi bắt đầu cảm thấy mất độ cao" - một người đàn ông chia sẻ trên Twitter, cùng lúc đăng tải một đoạn video - "Giờ tôi tin vào Chúa trời, chắc chắn vậy".
Vụ tai nạn xảy ra hôm 15/8 khiến nhiều người nhớ lại một vụ việc tương tự năm 2009 được gọi tên là "Điều kỳ diệu ở Hudson", trong đó chuyến bay mang số hiệu 1549 của hãng hàng không Mỹ US Airways đã đâm phải một đàn ngỗng trời sau khi vừa cất cánh từ sân bay LaGuardia ở New York. Vụ tai nạn khiến máy bay mất tất cả động cơ và buộc phải lao xuống dòng sông Hudson ở Manhattan. Tất cả 155 người trên khoang đều được cứu sống.
Theo RT

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2019

BỘ ẢNH HIẾM VỀ NHỮNG CĂN HỘ SIÊU NHỎ ĐƯỢC VÍ NHƯ NHỮNG ‘CỖ QUAN TÀI’ Ở HONG KONG

Hong Kong trong ấn tượng của nhiều người là một thành phố hiện đại, phồn hoa. Nhưng thực tế không phải vậy, nơi đây vẫn có rất nhiều người sống trong những căn phòng bé tí xíu được ví như những “cỗ quan tài” với giá thuê “cắt cổ” mỗi tháng.
Hong Kong có dân số 7,5 triệu người sinh sống trên diện tích 80.290km2 của vùng lãnh thổ. Phần lớn quỹ đất tại Hong Kong được sử dụng để phát triển những trung tâm thương mại nên giá đất tại đây rất cao, luôn đứng top đầu của thế giới trong hàng thập kỷ qua.
Phần lớn quỹ đất tại Hong Kong được sử dụng để phát triển những trung tâm thương mại nên giá đất tại đây rất cao.
Giá nhà ở trung bình ở Hong Kong cao gấp 19 lần thu nhập trung bình hàng năm của một hộ gia đình.
Dân số tăng nhanh, giá thuê nhà đắt đỏ khiến nhiều người lao động thu nhập thấp ở Hong Kong buộc phải chấp nhận cuộc sống trong những ngôi nhà chật hẹp, tối tăm như trong "quan tài".
Tại Hong Kong, những căn hộ rộng được chia nhỏ thành nhiều phòng nhỏ
Tại Hong Kong, những căn hộ rộng được chia nhỏ thành nhiều phòng nhỏ, đôi khi chỉ được phân cách bởi tấm gỗ hoặc thậm chí bằng dây, có kích thước khoảng 1,7m2, chỉ vừa cho một người nằm tương tự như những cỗ quan tài.
Những "cỗ quan tài" này thậm chí còn được xếp chồng lên nhau
Những người thuê nhà trên cùng một tầng thường dùng chung phòng tắm và nhà bếp. Và vì không gian quá nhỏ hẹp nên phòng tắm và nhà bếp cũng được gộp chung lại với nhau.
Và vì không gian quá nhỏ hẹp nên phòng tắm và nhà bếp cũng được gộp chung lại với nhau
Theo Hiệp hội Tổ chức cộng đồng Hong Kong (SoCO), hơn 100.000 người tại đặc khu hành chính này không có đủ tiền để sở hữu một ngôi nhà rộng rãi.
Hơn 100.000 người tại đặc khu hành chính này không có đủ tiền để sở hữu một ngôi nhà rộng rãi
Hầu hết những người sống trong những "cỗ quan tài" này đều là người già, người lao động thu nhập thấp.
Hầu hết những người sống trong những "cỗ quan tài" này đều là người già, người lao động thu nhập thấp
Những căn nhà “quan tài” này chỉ để vừa chiếc giường đơn, đây vừa là phòng ngủ, phòng khách và cũng là phòng làm việc. Mọi sinh hoạt ăn, ngủ, nghỉ của các thành viên đều diễn ra tại đây.
Những căn nhà “quan tài” này chỉ để vừa chiếc giường đơn
Tuy có không gian rất chật hẹp nhưng những căn nhà cho thuê này có giá “cắt cổ”, khoảng 3000 nhân dân tệ/tháng (tương đương khoảng 10 triệu VND).
Tuy có không gian rất chật hẹp nhưng những căn nhà cho thuê này có giá “cắt cổ”, khoảng 3000 nhân dân tệ/tháng (Khoảng 10 triệu VND)
Công việc lương thấp, giá cả đắt đỏ khiến nhiều người buộc phải chấp nhận sống trong những căn hộ siêu nhỏ hàng thập kỷ. Thậm chí, nhiều người lớn tuổi phải sống trong những chiếc giường tầng lồng sắt xếp chồng lên nhau trong nhà công cộng. 
Công việc lương thấp, giá cả đắt đỏ khiến nhiều người buộc phải chấp nhận sống trong những căn hộ siêu nhỏ hàng thập kỷThậm chí, nhiều người lớn tuổi phải sống trong những chiếc giường tầng lồng sắt xếp chồng lên nhau trong nhà công cộng

Thứ Ba, 13 tháng 8, 2019

500 NĂM CHUYẾN THÁM HIỂM VĨ ĐẠI CỦA FERDINAND MAGELLAN: THAM VỌNG TRẢ GIÁ BẰNG CÁI CHẾT

(Thethaovanhoa.vn) - Từ ngày 10/8/vừa qua, Tây Ban Nha đã tiến hành chuỗi hoạt động kỷ niệm cột mốc 500 năm kể từ ngày nhà thám hiểm Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan (1480-1521) khởi xướng một cuộc vượt biển vĩ đại nhất trong lịch sử.
Vượt Đại Tây Dương bằng xuồng cao su

Vượt Đại Tây Dương bằng xuồng cao su

Ngày nào cũng ăn cá sống và uống một ngụm nước biển – đó là cẩm nang để sống sót khi bị đắm tàu của Alain Bombard. Dĩ nhiên chẳng ai tin. Và người Pháp đó đã lấy chính mình làm “chuột bạch” cho cuộc thí nghiệm độc nhất vô nhị trên thế gian: Một mình vượt Đại Tây Dương trên một chiếc xuồng cao su.
5 thế kỷ trước, Magellan đã phát hiện ra tuyến đường biển giữa Đại Tây Dương và Thái Bình Dương mà ngày ngay gọi là eo biển Magellan. Để hoàn thành chuyến thám hiểm đầy tham vọng ấy, ông đã trả một cái giá vô cùng đắt.
Giấc mơ về tuyến đường biển mới
Magellan sinh vào năm 1480 tại Bồ Đào Nha trong một gia đình Công giáo thuộc giới quý tộc. Năm ông 12 tuổi, nhà thám hiểm Christopher Columbus đã giong buồm tới châu Mỹ. Chuyến đi này đã truyền cảm hứng cho những người đi biển khác xúc tiến những hành trình khám phá táo bạo hơn bao giờ hết nhằm tìm kiếm những vùng đất mới và sự giàu có.
Sự khởi đầu của thời kỳ thuộc địa diễn ra đúng với thời sung sức của Magellan - người được xem là một kẻ liều lĩnh, nổi bật trong các nhiệm vụ quân sự ngay từ khi còn trẻ. Ông từng du hành đến Ấn Độ trên một chiếc tàu của Bồ Đào Nha. Rồi, trong 8 năm, Magellan đã tham gia chiến đấu tại các chiến trường thuộc địa ở châu Á và Bắc Phi.
Chú thích ảnh
Chân dung nhà thám hiểm Ferdinand Magellan
Năm 1512, Magellan và một nhóm thủy thủ tới Quần đảo Spice huyền thoại, còn được gọi là Quần đảo Moluccas ở Đông Nam Á. Quần đảo này là nơi sinh trưởng của cây nhục đậu khấu và cây đinh hương. Ở các thị trường châu Âu, những cây có chất tăng cường hương vị kỳ lạ quý giá này có giá trị ngang vàng. Sau khi nhóm của Magellan trở về, số tiền thu được từ việc bán các cây có hương này đã khiến ông không còn phải lo gì đến việc kiếm kế sinh nhai nữa, nhưng lại khiến cho máu phiêu lưu của ông nổi lên.
Sau khi xảy ra cuộc cãi vã với nhà vua Bồ Đào Nha, Magellan đã thay đổi lòng trung thành của mình, hướng về Vua Tây Ban Nha Charles I - Hoàng đế Charles V tương lai của Đế quốc La Mã Thần thánh. Ông tìm cách thuyết phục vua Tây Ban Nha bỏ tiền ra tài trợ cho một chuyến đi nữa đến Moluccas.
Thời điểm đó, Magellan không thể đi thuyền quanh Mũi Hảo Vọng ở cực nam châu Phi vì tuyến đường này bị người Bồ Đào Nha chặn. Để tránh hoàn toàn các lãnh thổ Bồ Đào Nha, Magellan thề sẽ tìm ra một tuyến đường biển phía Tây đến Moluccas.
Vua Charles I đã chấp thuận cho chuyến đi này. Một mặt nhìn thấy triển vọng “sinh lãi” của chuyến đi, mặt khác, nhà vua hiểu rằng chuyến đi ấy sẽ tạo ra những cú hích về chính trị cho vị thế của Tây Ban Nha trên thế giới
Chú thích ảnh
Hình vẽ mô tả đoàn tàu của nhà thám hiểm Ferdinand Magellan
Hành trình khủng khiếp
Đội tầu của Magellan tới Moluccas gồm 5 tàu được đại tu hoàn chỉnh, có trang bị đại bác và đoàn thủy thủ gồm 240 người. Đội tầu rời Seville vào ngày 10/8/1519 và hướng đến Sanlucar de Barrameda trên bờ biển Đại Tây Dương.
Trong một cuốn sách, nhà sử học Jostmann mô tả một cách sinh động những gì Magellan và những người bạn đồng hành đã trải qua trong chuyến chu du này. Họ thường xuyên gặp những trận bão biển, đồng thời có những lúc gặp đói khát, bệnh tật hoặc vấp phải những cuộc xung đột với người bản địa.
“Hãy hình dung, trong nhiều tháng, khoảng 50 người phải sống trong một cái “bồn gỗ” rộng khoảng 150m2 mà không có thiết bị vệ sinh, không có nhà bếp, không có sự riêng tư. Lương thực rất ít, hầu như không có sự chăm sóc y tế nào” –Jostmann mô tả.
Chú thích ảnh
Tác phẩm khắc gỗ mô tả Ferdinand Magellan chết trong tay của người bản địa
Đội tầu của Magellan tiếp tục đi tới Quần đảo Canary, sau đó là bờ biển châu Phi và tới Sierra Leone (quốc gia ở Tây Phi hiện nay). Tại điểm hẹp nhất, đội tầu đã vượt Đại Tây Dương và đến lục địa Nam Mỹ dọc theo khu vực mà ngày nay là Rio de Janeiro (Brazil). Hành trình này tiếp tục dọc theo bờ biển phía Đông Nam Mỹ trong bối cảnh các thủy thủ liên tục tìm kiếm lối đi giả định về phía Tây.
Magellan đã tỏ ra rất ngoan cường. Ngày 21/10/1520, ông phát hiện ra một mũi đất. Đội tầu đã đi giữa mũi phía Nam của lục địa Nam Mỹ và quần đảo Tierra del Fuego, tiến vào vào một mê cung đường thủy. Một con tàu bị lạc trên đường đi, trong khi một con tàu khác đã về Tây Ban Nha.
Mất sáu tuần, đoàn tầu tới được Thái Bình Dương. Từ phía Đông Nam Thái Bình Dương, họ tiếp tục đi theo hướng vòng cung phía Bắc trong 3 tháng rưỡi mà không gặp bất cứ hòn đảo nào có người sinh sống. Đói, khát và bệnh tật đã cướp đi 19 mạng sống trước khi các thủy thủ tìm thấy thực phẩm dự trữ trên Quần đảo Mariana. Thực tế, đây là một bi kịch đáng lẽ không xảy ra – nếu như đoàn tàu của Magellan không bỏ qua nhiều hòn đảo có thể cung cấp cho đoàn tùy tùng của ông nước ngọt và đồ ăn.
Trả giá cho tham vọng
Cuối cùng, 3 tàu còn lại và 150 người trong thủy thủ đoàn đã cập cảng Philippines vào ngày 21/3/1521. Họ đã trở thành những người châu Âu đầu tiên đặt chân tới đây. Và mục tiêu cuối cùng của Magellan là chiếm hữu những hòn đảo giàu có này cho Tây Ban Nha. Tuy nhiên, khi đặt chân lên một ngôi làng vào ngày 21/4/1521, Magellan đã chết trong cuộc xung đột với thổ dân. Ông bị nhiều mũi giáo và mũi tên tẩm thuốc độc găm vào mình.
Thiếu các thủy thủ có khả năng cho 3 con tàu, số thủy thủ trong đoàn đã rút lên hai chiếc tàu và nhấn chìm tàu thứ ba. Dưới sự chỉ huy của người thay thế Juan Sebastian Elcano, hai con tàu đã đi đến Quần đảo Moluccas, nơi cuối cùng họ đã đưa được lên tàu những món hàng hóa mong muốn từ lâu. Trong hành trình trở về, Elcano đã chọn tuyến đường quanh Mũi Hảo Vọng.
Cuối cùng, gần 3 năm sau khi ra khơi tới Moluccas, chỉ còn 1 trong 5 con tàu trở về. Thuyền trưởng Elcano đã hoàn thành chuyến đi vòng quanh thế giới- vốn không chủ tâm và không có kế hoạch của Magellan.
Ngày 6/9/1522, con tàu còn lại đã cập cảng Sanlucar de Barrameda của Tây Ban Nha. Khoảng 20 thủy thủ sống sót sau chuyến đi vòng quanh thế giới này.
Từ giữa thế kỷ 16, tuyến đường biển nằm ở phía nam của lục địa Nam Mỹ và phía bắc của Đất Lửa đã được đặt tên là Eo biển Magellan, theo tên nhà thám hiểm Ferdinand Magellan. Đây là tuyến hàng hải quan trọng nhất nối giữa Thái Bình Dương và Đại Tây Dương.
Việt Lâm (tổng hợp)