Thứ Sáu, 1 tháng 1, 2016

70 NĂM TÌNH CA TRONG TÂN NHẠC VIỆT NAM - TRỊNH CÔNG SƠN IN ACOUSTIC, PHẦN 1

Giới thiệu đến các bạn: 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam: Trịnh Công Sơn in acoustic, phần 1.




Tracks Listing:
01.- Cánh Chim Cô Đơn................Thái Hòa
02 - Ru Đời Đã Mất.......................Hiền Thục
03 - Ướt Mi .................................Cẩm Vân
04 - Nắng Thủy Tinh.....................Phạm Thu Hà
05 - Nhìn Những Mùa Thu Đi..........Hồng Hạnh
06 - Diễm Xưa.............................Thái Hòa
07 - Tình Nhớ..............................Thiên Kim
08 - Hạ Trắng..............................Lô Thủy
09 - Lời Buồn Thánh.....................Giang Trang
10 - Như Một Vết Thương..............Khánh Ly
11 - Gọi Tên Bốn Mùa...................Phạm Thu Hà


...., Sài Gòn những ngày đầy bất ổn và biến động trong những tháng hè của năm 1963 và nền đệ nhất cộng hòa của miển Nam đang nằm trên bờ vực thẳm.
Tổng thống Ngô Đình Diệm đang tứ bề thọ địch. Từ ngoại nhân, người Mỹ đang dùng tất cả áp lực để tìm cách đem quân vào Việt Nam và, khi gặp sự quyết liệt phản đối của tổng thống Diệm, CIA bắt đầu mua chuộc các tướng lãnh để lập kế hoạch đảo chính. Mặt khác, họ xách động tầng lớp lãnh đạo Phật giáo để tổ chức biểu tình, phản đối chính sách .... kỳ thị tôn giáo. Mà sự bất ổn này đâu phải chỉ có bàn tay của ngoại nhân, hệ thống nằm vùng của anh em phía bên kia cũng đã thâm nhập từ lâu.
Miền Nam bắt đầu .. nát như tương tàu.

Rồi một ngày tháng 8-1963, với lựu đạn cay và tiếng súng thị oai của một ông trưởng đồn cảnh sát, trước nay chỉ giỏi đi bắt ... gái mãi dâm, cô nữ sinh 16 tuổi Quách Thị Trang, nữ sinh trường Bồ Đề (Cầu Muối), ngã xuống do lạc đạn tại bồn binh chợ Bến Thành. Dẫu rằng ông này sau bị "hy sinh thí chốt" ra tòa và bị kết án cố sát nhưng tranh đấu, biểu tình, đình công, bãi thị bắt đầu mọc lên như nấm với sự .. tiếp sức cả về nhân lực lẫn tiền bạc của ngoại thù và nội địch. Kết quả, chế độ đệ nhất cộng hòa của miền Nam cáo chung vào ngày đầu tháng 11-1963 sau khi được CIA bật đèn xanh cho cuộc đảo chính. Người chỉ huy cuộc đảo chính, cũng là người ra chỉ thị sát hại một cách tàn nhẫn tổng thống Diệm, cố vấn Nhu và gia đình sau đó, là tướng Dương Văn Minh. Oái oăm thay, chính tướng Minh cũng là người ra lệnh quân đội miền nam đầu hàng, bức tử nền đệ nhị cộng hòa của miền Nam Việt Nam, một ngày cuối tháng 4, 1975.

Từ 1964, hệ thống chính trị miền Nam lại như cái mền rách với tranh dành, chỉnh lý. Chính quyền dân sự hôm nay, chính quyền quân sự ngày mai. Ông tướng nào nắm được một ít đơn vị là ngang nhiên tiến vào dinh Độc Lập, cứ như loạn sứ quân ngày xưa tái diễn ở thế kỷ thứ 20.

Sinh viên, học sinh lại được hay ... bị những ống đu đủ bơm đầy, lại xuống đường ra tay ... cứu nước. !!!. Ngày nào SVHS cũng xuống đường đòi xé Hiến chương Vũng Tàu của tướng Nguyễn Khánh.
Khánh râu bèn phải ... chơi đẹp, cho giới trẻ uống nước đường bằng cách cấp cho SVHS một mảnh đất làm trụ sở Tổng Hội Sinh Viên (do Lê Hữu Bôi, Nguyễn Trọng Nho đang lãnh đạo phong trào xuống đường lúc đó), để đổi lấy sự yên tĩnh để ông có thời giờ tiếp tục .... chỉnh lý.

Quán cà phê Văn ra đời và, bây giờ các trự nhỏ mặc tình ... nhi nhô, đàn ca hát xướng, phản đối trong tinh thần ... văn nghệ nếu không muốn xuống đường ăn dùi cui, ngửi lựu đạn cay.
Cà phê Văn nằm sau trường Đại Học ... Văn Khoa, dĩ nhiên, lúc đó được đông đảo SVHS ủng hộ, hàng đêm cả ngàn người lô nhô, lúc nhúc, đứng ngồi trên bãi cỏ, mở đầu phong trào hát du ca của cặp Trịnh Công Sơn & Khánh Ly, mới từ Đà Lạt xuống, qua những "Ca Khúc Da Vàng."

Nếu Khánh Ly lúc đó trông bình thường như những cô con gái Bắc kỳ khác, cọng giá cũng cắn làm đôi, thì chắc cặp này cũng chưa đình đám lắm đâu. Khổ một nỗi là cô có một phong cách rất ... ngược đời. Đi chân đất, miệng phì phà thuốc Salem và hát loại nhạc chưa ai nghe bao giờ. Bởi thế cái tên “ca sĩ cần sa”, “tiếng hát ma túy” v.v… được đồn thổi mười thành trăm. trăm thành ngàn. Nguới ta chen chân nhau để xem một hiện tượng lạ chứ thật ra nhạc Trịnh không phải là nguyên nhân chính.

Nhưng ca sĩ đầu tiên hát nhạc Trịnh không phải là "nữ hoàng chân đất" Khánh Ly.! Thanh Thúy là ca sĩ đầu tiên hát nhạc của ông với bản "Thương Một Người" mà họ Trịnh viết riêng cho cô.
Người đầu tiên được họ Trịnh giới thiệu và mời hát nhạc của ông cũng không phải là Khánh Ly mà là Nguyễn Thị Hoàng, một văn sĩ đã gây cơn bão đầu tiên với giới sinh viên Sài Gòn thời bấy giờ với tác phẩm "Vòng Tay Học Trò". Không biết bởi .. vòng tay học trò nào đó hay không, chỉ biết cô ...giáo này trình làng tác phẩm thứ hai, một cu tí, nên từ chối lời mời của họ Trịnh.

Ngưối kế tiếp được mời cũng .. không phải Khánh Ly, là Lệ Thu. Nhưng lần này họ Trịnh cũng vụng chèo mà không khéo ... chống. Lệ Thu lúc đó là "nữ hoàng phòng trà" nên cũng không dại gì mà đánh cược cả cái tương lai .. vàng khối của mình đề hát nhạc của một ông nhạc sĩ vô danh. Mà nhất là loại nhạc, dẫu là tình ca, không làm ...xế lào cho nam thanh nữ tú xập xình ở phòng trà Tự Do bằng nhạc của Phạm Duy, Phạm Đình Chương, Dương Thiệu Tước, Hoàng Thi Thơ, Lam Phương, Mạnh Phát, Châu Kỳ, Văn Phụng, Lê Dinh, Anh Bằng, Y Vân, Lan Đài. Mặc dầu các bạn nhớ cho rằng thời gian này những sáng tác của Trịnh Công Sơn là "Ướt Mi", "Lời Buồn Thánh" "Xin Mặt Trời Ngủ Yên", vv...
Sau khi thất vọng về chiều hướng ... khai phá văn nghệ của các vũ trường Sài Gòn, Trịnh Công Sơn lên Đà Lạt và ở đây, định mệnh kết hợp ông với Khánh Ly, cũng một ca sĩ vô danh tiểu tốt ở giới phòng trà trên này.

Xuống lại Sài Gòn, được giới SVHS chào đón trên bãi đất Văn, bấy giờ Trịnh Công Sơn & Khánh Ly được mọi người để ý, bởi lời nhạc và cung cách biểu diễn của cả hai đang khác hẳn truyền thống cũ. Nhưng chỉ được một ít lâu vì sau đó, bị lấn sân bởi cặp Vũ Thành An & Thanh Lan rồi Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, thừa thắng xông lên, Trịnh Công Sơn & Khánh Ly chuyển bại thành .. xụi. Các nhạc sĩ này, tuy đi sau nhưng cũng nổi đình nổi đám cũng từ phong trào hát du ca, soạn nhạc cũng dành cho giới trẻ cho tầng lớp người mới có kiến thức. Lời nhạc không có tiếng bom đạn, không than khóc "ngàn năm nô lệ giặc tàu" và, ở chốn thị tứ chẳng ai thấy cảnh "người chết hai lần" mà rất du dương tình tứ, lãng mạn, đem đến tâm hồn người nghe những làn gió lạ, nhất là trong lứa tuổi mới lớn, đi nghe nhạc với cô bé lớp bên. Nếu cần phải chứng tỏ đẳng cấp "trí thức phản kháng" kiểu phong trảo hippy ở Mỹ thì lâu lâu ta cùng nhau đi biểu tình cho ... vui và, khi bắt đầu ngửi thấy mùi lựu đạn cay cách đó vài cây số thì ta lại rã đám, tụ tập ở quán Văn nghe nhạc tình, phản đối ... chính phủ.

Văn bắt đầu hát bản "tình hờ" với Trịnh Công Sơn & Khánh Ly. Giới SVHS bắt đầu thấm đòn “Những Bài Không Tên”, “Bây Giờ Tháng Mấy”, “Áo Lụa Hà Đông” hơn “Gia Tài Của Mẹ”, “Tình Ca Người Mất Trí”," Đại Bác Ru Đêm " , v.v… Mật dụ khị ruồi lúc nào cũng hơn dấm xủ.

Ngô Thụy Miên, Từ Công Phụng, Thanh Lan lại còn có lợi thế hơn Trịnh Công Sơn và Khánh Ly vì họ là sinh viên nên gà nhà thường ủng hộ .. gà nhà.
Trịnh Công Sơn & Khánh Ly bắt đầu chuyển theo .. phong trào, không hát nhạc phản chiến nữa mà chuyển đề tài qua tình ca. Những "Diễm Xưa", " Nắng Thủy Tinh", tiếp tục chào làng với "Lời Buồn Thánh", "Mưa Hồng", "Biển Nhớ", "Tình Xa", "Một Ngày Như Mọi Ngày".
Nhưng quá muộn.!

Chiến sự bùng nổ, sinh viên học sinh phải chú tâm vào việc học vì chỉ cần rớt một năm thì các "trung tâm nhập ngũ" sẽ mở rộng vòng tay để vui vẻ chào đón các bạn. Phong trào du ca cũng đành "gửi gió cho mây ngàn bay". Chỉ còn nhóm “Hát cho đồng bào tôi nghe” của những ông "nằm vùng" Nguyễn Đức Quang, Miên Đức Thắng, Tôn Thất Lập còn hát trên xe máy được .. nổ máy sẵn, ở đâu đó, ở những bộ phận .. không lớn .
Trịnh Công Sơn xách gói ra đi, lúc thì đi dạy ở Quy Nhơn, lúc thì hùng hục xe đạp mỗi sáng đi dạy ở một bản Thượng ở Lâm Đồng. Chán thì về Sài Gòn nhậu hay quá giang .. máy bay về thăm nhà ở Huế.
Sao lại dị hợm như rứa hỉ.?

Nếu các bạn lớn lên ở giai đoạn này thì không lấy làm lạ cả. Sài Gòn lúc đó được cầm đầu bởi các ông tướng quân đội. Nào tướng không quân như Nguyễn Cao Kỳ, tướng cảnh sát như Nguyễn Ngọc Loan, tướng hải quân như Đỗ Kiến Nhiễu, tướng nhảy dù như Cao Văn Viên, tướng thủy quân lục chiến như Ngô Dzu, tướng .. chuyên gia đảo chính Lâm Văn Phát, nhiều tướng còn hơn tướng của .... gánh hát bội Quảng Lạc. Các ông này gặp thời nên lúc nào cũng tưởng mình đẹp giai, sát gái như Kennedy; hào hoa, dũng cảm như John Wayne; hay văn nghệ, văn gừng như tướng Nguyễn Sơn miền Bắc. Che chở cho họ Trịnh khỏi bị bắt quân dịch thì không những được họ Trịnh lâu lâu vào tư dinh hát vài bài tình ca hay phản chiến cho đúng danh nghĩa "quân tử", không thèm đánh kẻ dưới tay, thắm thía gì vài bài phản chiến ca mà còn có cơ hội .... thể hiện đẳng cấp. Bởi vậy họ Trịnh nhà mình chả bao giờ phải đi lính. Còn nhạc phản chiến của họ Trịnh hồi đó cũng bị gắt gao kiểm duyệt và cấm đoán như Sài Gòn bây giờ .. cấm hát những bản nhạc vàng .. chưa được phép phổ biến ấy.!!!
Khổ nạn của Trịnh công Sơn chỉ bắt đầu sau 30-4, 1975

Trước đó, Khánh Ly đã mồ yên, mả đẹp. Cô mở vũ trường Queen Bee trên đường Nguyễn Huệ, với một quan to,vừa là bảo kê, vừa là chồng: đại úy biệt kích Mai Bá Trác, trông rất phong trần và là một tay chơi lẫy lừng ở Sài Gòn lúc bấy giờ. Ông này nếu không đang sát cánh với đồng đội ở ngã ba biên giới thì túc trực ở vũ trường của ... vợ.
Sau 30-4, 1975, ông đại úy này chung thân ở trại cải tạo. Khánh Ly một mình qua Mỹ và lập tức thành hôn với một ký gỉả, Nguyễn Hoàng Đoan.
"Cố nhân ơi, giận hờn chi nhau.?".
Số của anh ... bắt phanh trần, phải phanh trần. Còn em đô la mới được phần đô la.

Nhớ lại ngày nào cô hát câu ".. khi đất nước tôi thanh bình, tôi sẽ đi thăm cầu gẫy vì mìn", bây giờ thì "tôi sẽ đi thăm cầu .. khủng nhiều vài" (cầu Golden Gate ở California).
Còn Trịnh Công Sơn.?
Sẽ tiếp tục. Chữ nghĩa chứ đâu phải .. phong bì, lấy đâu ra mà lắm thế. Để dành cho những phần tới.

Chú thích:
1.- Như thường lệ, cám ơn đại ca Hoài Nam về lời bình luận dùng trong tiêu đề này.

2.- Tiêu đề "Trịnh Công Sơn" này tốn rất nhiều thời gian để sưu tập nhạc vì toàn thể là acoustic. Điều này đồng nghĩa với việc nên nghe vào ban đêm khi chỉ ..mình ta với ta. Nếu nghe ban ngày thì thể loại acoustic sẽ bị trộn lẫn với tiếng động chung quanh và tôi bảo đảm là nhạc sẽ "như cánh vạc bay".

3.- Riêng thưa cùng các bạn chỉ muốn nghe Khánh Ly hát Trịnh Công Sơn. Thứ nhất, nếu các bạn nghe "ca khúc da vàng" trong tiêu đề này một cách kỹ càng và không có tiên kiến, thành kiến, thiên kiến, các bạn sẽ nhận thấy Khánh Ly hát "ca khúc da vàng" không ra hồn, so với chính Trịnh Công Sơn hát. Còn nếu các bạn sống "vì" quá khứ chứ không phải "với" quá khứ thì tôi chịu thua. Còn các bản khác thì, theo tôi, hơn nửa thế kỷ qua rồi, chắc chắn phải có những ai đó hát một hai bản nhạc Trịnh hay hơn Khánh Ly chứ.?

4.- Phần này là phần đầu tiên, tổng cộng có 5 phần. Từ từ sẽ post tiếp, dục tốc bất đạt, các bạn à.

5.- Link nhạc & và lời bình luận của Hoài Nam.
Hiển thị nội dung ẩnhttp://www.fshare.vn/file/CP6JVHK5NMWG


Link nhạc, không có lời bình luận.
Hiển thị nội dung ẩnhttp://www.fshare.vn/file/57CRLEW5ORFM


5.- Links cũ cho các bạn .. mới.

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Lê Uyên Phương
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1091495

70 năm tình ca trong tân nhạcViệt Nam - Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1087760

Đoàn Thế Ngữ với Như Chiếc Que Diêm của Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1090622

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Nguyễn Ánh 9
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1089048

Đoàn Thế Ngữ với "Tình Ca" của Phạm Duy, thân phận Kiều của Nguyễn Du và vua Gia Long nghi án
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1092600

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 1
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1093706

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 2
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1094602

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần cuối
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1095894

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Vũ Thành An
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1107470

Đoàn Thế Ngữ với " Bà Mẹ Gio Linh" của Phạm Duy
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1108651

Đoàn Thế Ngữ với với Áo Lụa Hà Đông của Ngô Thụy Miên
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1095187

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Trúc Hồ
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1110892

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Anh Bằng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1112738

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam: Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Elvis Phương và ban nhạc Phượng Hoàng.
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1116201

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Phạm Duy, phần 2
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1118721

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Phạm Đình Chương
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1129328
 
Hẹn các bạn lần tới.
 http://www.hdvietnam.com/diendan/183-nhac-viet-nam/1135565-v-70-nam-tinh-ca-trong.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét