Thứ Ba, 30 tháng 1, 2018

SIÊU NGUYỆT THỰC TOÀN PHẦN SẼ DIỄN RA VÀO ĐÊM MAI 31/1, 150 NĂM MỚI CÓ MỘT LẦN, ĐỪNG BỎ LỠ!

Vào đêm 31/1 sắp tới, dù có hẹn bạn gái đi chơi hoặc nằm nhà lướt Facebook thì hãy hy sinh chút thời gian để chiêm ngưỡng hiện tượng thiên văn cực hiếm 150 mới xảy ra một lần: siêu trăng, trăng xanhtrăng máu (nguyệt thực toàn phần) xảy ra cùng lúc.

Cái gì là mặt trăng máu, rồi trăng xanh, rồi siêu trăng, nghe có vẻ lùng bùng rối rắm quá. Xin được tách ra chia sẻ từng từ để anh em tiện theo dõi. Đầu tiên là mặt trăng: cái vệ tinh của Trái Đất mà từ nhỏ giờ chúng ta được coi rồi. Không có gì quá khó hiểu. Giờ tới những cái mặt trăng khác.


Trăng Máu - Trăng Xanh - Siêu Trăng

Máu

Từ Trăng Máu được dùng để diễn tả nguyệt thực toàn phần. Nguyên nhân có chữ máu là do trong lúc nguyệt thực toàn phần, Mặt Trăng sẽ chuyển thành màu đen hơi ám đỏ. Hiện tượng này xảy ra khi Trái Đất đi qua giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, tạo thành một đường thẳng. Lúc này Mặt Trăng sẽ rơi vào vùng tối hay umbra (sự che khuất toàn phần). Thật ra lúc này Mặt Trăng không phải là hoàn toàn tối đen, ánh sáng Mặt Trời còn chiếu được lên bề mặt Mặt Trăng nhưng nó gần như chỉ hiện màu đỏ cam bởi sự tán xạ.

Đang tải nguyet_thuc_Tinhte.jpg…
Khi ánh sáng Mặt Trời đi qua khí quyển Trái Đất, những phân tử khí sẽ lọc ra những dạng ánh sáng khác nhau. Dải ánh sáng lam và tím do có bước sóng ngắn nên sẽ dễ bị lọc nhất. Đây còn gọi là tán xạ, xảy ra do những bước sóng ánh sáng này dễ va vào các phân tử khí quanh Trái Đất như ni tơ, oxy và bị phân tán ra vô số hướng. Trong khi đó, các màu như đỏ và cam với bước sóng dài hơn sẽ dễ dàng đi qua khí quyển. Tuy nhiên, sau đó đó chúng bị bẻ cong và tái hướng về lại bề mặt Mặt Trăng.

Những ánh sáng này chỉ chiếu sáng gián tiếp vào Mặt Trăng nên nó sẽ trông hơi ít sáng hơn bình thường. Tuy nhiên chúng ta vẫn có thể nhìn thấy được Mặt Trăng màu đỏ trên bầu trời, trông hơi hơi giống người anh em sao Hỏa của chúng ta.

Xanh

Dù cho có từ xanh nhưng trên thực tế nó không có liên quan gì tới màu sắc của Mặt Trăng. Mặt Trăng được gọi là “Trăng Xanh” khi nó là lần trăng tròn thứ 2 trong tháng. Tháng 1 năm nay bắt đầu với lần trăng tròn ngay ngày 1 tháng 1, và lần thứ 2 là sau khoảng 29 ngày rưỡi, tức là vào đêm 31 sắp tới.

Siêu

Đang tải H.jpg…
Về mặt kỹ thuật thì siêu trăng là khi trăng tròn và ở gần Trái Đất hơn bình thường. Nguyên nhân là do quỹ đạo của Mặt Trăng không phải là hình tròn hoàn hảo mà là hình elip, do đó khoảng cách từ Trái Đất tới Mặt Trăng cũng sẽ thay đổi. Siêu trăng xảy ra khi trăng tròn và ở gần Trái Đất nhất trên quỹ đạo, khiến nó trông lớn hơn 14% và sáng hơn 30% so với ở điểm xa nhất so với Trái Đất trên quỹ đạo.

Khi nào thì được coi Siêu Trăng Xanh Máu aka Siêu nguyệt thực toàn phần

Tại Việt Nam, chúng ta có thể bắt đầu quan sát hiện tượng từ 17 giờ 51 phút, tại thời điểm Mặt Trăng bắt đầu đi vào vùng nửa tối của Trái Đất. Tới 19h51 thì Mặt Trăng sẽ bắt đầu chuyển sang màu đỏ và tới 20h29 thì đạt cực điểm, trăng sẽ hoàn toàn màu đỏ. Timeline cụ thể thì mời anh em xem bên dưới.

Chúc anh em ngắm Siêu nguyệt thực vui vẻ và đừng quên chụp lại hình để share lên cho anh em coi nha.

Đang tải timeline_nguyet_thuc.jpg…
 

https://tinhte.vn/threads/sieu-nguyet-thuc-toan-phan-se-dien-ra-vao-dem-mai-31-1-150-nam-moi-co-mot-lan-dung-bo-lo.2764148/

 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét