Thứ Năm, 14 tháng 1, 2016

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Trịnh Công Sơn in acoustic, phần 4 & 5

Giới thiệu đến các bạn: 70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam: Trịnh Công Sơn in acoustic, phần 4 & 5 (phần cuối).

Tracks List:

Phần 4.
38.- Tôi Ru Em Ngủ .............................Lê Hiếu
39.- Ru Em Từng Ngón Xuân Nồng ........Nguyễn Hồng Nhung
40.- Im Lặng Thở Dài ..........................Khánh Ly
41.- Cho Đời Chút Ơn ..........................Mai Trang
42.- Phúc Âm Buồn..............................Thái Hòa
43.- Chờ Nhìn Quê Hương Sáng Chói .....Giang Trang
44.- Này Em Có Nhớ ...........................Thu Phương
45.- Xin Trả Nợ Người .........................Trần Thu Hà
46.- Hoa Vàng Mấy Độ ........................Thái Hòa
47.- Mỗi Ngày Tôi Chọn Một Niềm Vui ...Khánh Ly
48.- Như Tiếng Thở Dài .......................Giang Trang
49.- Một Lần Thoáng Có ......................Thủy Tiên

Phần 5.
50.- Em Đi Bỏ lại Con Đường................. KhánhLy
51.- Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên .......Thái Hòa
52.- Tô iƠi Đừng Tuyệt Vọng ................Thái Trân
53.- Góp Lá Mùa Xuân .........................Giang Trang
54.- Bốn Mùa Thay Lá .........................Thái Hòa
55.- Đời Cho Ta Thế ............................Thủy Tiên
56.- Như Một Lời Chia Tay ...................Chính Duật
57.- Môi Hồng Đào .............................Hiền Thục
58.- Về Nơi Cuối Trời ..........................Kim Lan & Đỗ Trung Quân
59.- Vẫn Có Em Bên Đời .....................Giang Trang
60.- Vẫn Nợ Cuộc Đời .........................Lô Thủy
61.- Yêu Dấu Tan Theo....................... Trịnh Vĩnh Trinh




Chuyện kể rằng trên con đường dẫn vào một làng nọ, có một ông đạo sĩ ngồi ngay giữa, từ ngày này qua ngày nọ. Thoạt đầu thì không ai thắc mắc nhưng rồi thì mọi người tò mò và khi hỏi tại sao thì ông cho biết rằng ngồi đây để đám voi, mà lâu lâu lại tràn vào làng phá phách, sợ mà không dám xuất hiện. Dân làng thắc mắc là lâu nay đâu thấy đám voi này nữa thì ông nói là chính vì ông. Khi đám hương chức của làng họp để quyết định xem có nên mời ông ta đi chỗ khác để khỏi án ngữ đường vào làng thì, không ai dám khẳng định là vì có ông mà đám voi không dám đến, hay chỉ là sự trùng hợp ngẫu nhiên. Kết quả là ông vẫn tiếp tục ngồi vì người ta sợ rằng nếu, quả thật nếu ông đi mà đám voi tràn tới thì dân làng có còn sống cũng .. khó nuôi.
Ngày 30-4-1975, bộ đội vào giải phóng Sài Gòn. Cũng trong lúc đó, bao nghìn quân nhân chế độ cũ cũng đang còn lẩn quẩn đâu đó trong thành phố sau khi nghe lệnh của một ông tổng thống có nhiệm kỳ ngắn nhất trong lịch sử thế giới và, một quyết định duy nhất, cũng không kém phần bi hài là, lệnh buông súng. Lang thang trên đường, một số người vừa giác ngộ ý chí cách mạng từ .. đêm hôm qua cũng đang ... tình nguyện đeo trên trên tay mảnh vải đỏ và tay kia, những khẩu súng nhặt được mà chủ yếu là để .. hôi của trong cảnh hỗn quân, hỗn quan và bước tiến đầu tiên là con đường dẫn đến .. tòa đại sứ Mỹ, vừa được bỏ ngỏ tối hôm qua,!
Bầu không khí sôi sục với những quyết tâm của đội quân đang trên đà chiến thắng, sẵn sàng đi tiếp bước cuối cùng với bất cứ giá nào. Sau những gốc cây, trong từng góc khuất, đám bại binh vừa miễn cưỡng tự ... giải giáp cũng hoang mang, không biết là mọi việc sẽ ổn thoả hay, mình đang bị dồn đến chân tường. Ngoài đường thì lớp người mới .. giác ngộ cũng lăm le chờ một cơ hội để lập công trong giờ thứ ..25 mặc dầu nếu có bóp cò thì, khả năng bắn ... chính mình, đang ...ba chân còn hai, là rất cao.!
Người Sài Gòn nín thở và, đạo sĩ ... Trịnh Công Sơn bước vào đài phát thanh hát bản "Nối Vòng Tay Lớn".!
Chắc chắn rằng chỉ ông Trời mới có thể biết là vì vậy mà bạo động đã không xẩy ra nhưng nếu bạn là người Sài Gòn lúc ấy, chính lúc ấy, thì bạn sẽ nghĩ sao.?
Chỉ cần một tiếng súng, một thây người ngã xuống thì Sài Gòn ngày ấy đã có thể trở thành một biển máu.!
Cần Trịnh Công Sơn hát bản này hay không cần.?
Trớ trêu thay, như Nguyễn Du đã viết, "chữ tài, chữ mệnh khéo là ghét nhau" vì, vài ngày sau, người ta bắt đầu lên án Trịnh Công Sơn và tất cả những tác phẩm của ông, nhạc tình, nhạc phản chiến hay thân phận ca cũng rứa.
Hồi xưa, trên thế giới, khi một phi công phe kia bị bắn rơi và tử trận thì phe này sẽ bay ngang để thả một vòng hoa với quan niệm rằng, dẫu thua hay thắng, bên nào cũng có những anh hùng.
Động thái "chào" của quân lính sau này cũng bắt nguồn từ thời trung cổ. Chào là động tác nâng miếng che mặt lên để bên kia nhìn thấy mặt, tỏ lòng tôn trọng đối phương, người giết hay sẽ bị giết.
Nhưng bây giờ, Trịnh Công Sơn bị lên án vì đã sáng tác bài " Hát Cho Một Người Nằm Xuống", khi tỏ sự tiếc thương, dẫu chỉ từ một người bạn với một người bạn, một phi công của quân đội miền Nam cũ đã bị bắn rơi. Theo quan niệm của những người trong Liên Hiệp Sinh Viên Học Sinh tức Thành Đoàn Thanh Niên Cộng Sản, sau này thì, phe địch không có quyền được thương tiếc, đừng nói dến chuyện anh hùng.
Và nhất là, cũng theo họ, Trịnh Công Sơn đã phản bội mục đích của cuộc chiến thần thánh chống chủ nghĩa tư bản bằng câu "hai mươi năm nội chiến từng ngày" trong bản "Gia Tài Của Mẹ".
Trong những năm trước đó, ông được dung túng, khỏi bị đi lính. Nhạc của ông được hát hàng ngày từ những người thích hoặc không thích ông. Nhạc phản chiến của ông cũng chỉ bị cấm đoán lấy lệ chứ chưa ai bị bắt hay bị làm khó dễ khi hát.
Nhưng bây giờ, thảm kịch của cuộc đời ông mới thực sự bắt đầu và, phải trốn ra Huế sau khi được đánh tiếng là sẽ bị thủ tiêu, từ những người từng chén chú, chén anh, từng ôm đàn hát, với ông cho đến .. ngày hôm qua. Trịnh Công Sơn và họ giống như hai mặt của một đồng xu, ngồi cạnh nhau nhưng không bao giờ gặp được nhau trên quan điểm chính trị.
Trịnh Công Sơn phải trốn về Huế để tìm nơi nương tựa vì ở đó ông có nhiều anh em. Hy vọng là họ sẽ giúp đỡ mình nhưng, ông tránh vỏ dưa lại đạp vỏ .. mít vì, ở đây ông còn bị lãnh đạn nặng hơn nữa. Bị tố cáo tại các trường học, các biểu ngữ nêu đích danh giăng lên, Trịnh Công Sơn phải lên đài truyền hình Huế nhận lỗi của mình với bài "thu hoạch". Tuy rất khéo léo trong bài nhận lỗi đó, Hoàng Phủ Ngọc Tường không đồng ý bài đó, đòi phải viết lại vì chưa thành thật.
Người ta quyết tâm ghê gớm lắm trong sự kiểm soát nên ông đã đóng cửa nhà mình, không dám tiếp ai trong nhiều năm. Sau đó, ông phải đi thực tế, tức là đi để biết người nông dân cày bừa cực khổ như thế nào, đi trên những cánh đồng còn rải rác những chông mìn. Ông đã thoát chết ít nhất là trong một lần; một con trâu đã cứu ông khi nó đạp quả mìn mà đáng lẽ ông sẽ đạp.

Ba năm sau, một vị lãnh đạo đã tìm cách đưa ông về Sài Gòn, trả lại hộ khẩu và, tạo điều kiện để cho ông yên tâm sống. Nhưng, nhạc của ông vẫn bị cấm trong một thời gian dài, bất kể là tình ca, thân phận ca hay phản chiến ca. Nhạc Trịnh Công Sơn đã lỗi thời và hơn thế nữa, đi ngược với hiện trạng đất nước,

Lúc đó, tuy còn nhiều người vẫn nghe lén nhạc TCS, nhất là từ miền Bắc nhưng, không ai dám công khai thừa nhận.
Phải đợi một thời gian đổi mới và cải tổ, khi nhạc miền Nam trước 1975 vẫn còn bị cấm và nhạc từ hải ngoại dĩ nhiên đồng nghĩa với phản động, thì nhạc của ông mới đưọc bắt đầu hát lại. Hát lại không phải vì người ta thấy nó hay, không phải vì người ta cảm nhận được chất tình mà đơn giản vì, nó dễ hát và trên hết, người ta không có gì để hát. Và rồi, các ca sĩ mới ra ràng bắt đầu "theo đóm ăn tàn", bắt đầu tuyên dương ông như một nhân tài, nhạc của ông là di sản, của đất nước.
Đúng ra "di sản" chỉ là cái từ "nhạc Trịnh" vì trước 75, không ai gọi nhạc của ông một cách vắn tắt và, vô lễ, là "nhạc Trịnh". Người ta gọi rõ ràng, đủ tên là "nhạc Trịnh Công Sơn". "Nhạc Trịnh" là Trịnh nào.? Trịnh Công Sơn, Trịnh Lâm Ngân, Trịnh Hưng, Trịnh Văn Ngân, Trịnh Bách hay Trịnh Nam Sơn.???
Trước hay sau 1975, Trịnh Công Sơn là một nhạc sĩ sáng tác theo thời thế. Điều này cũng chẳng có gì là sai trái vì nghệ sĩ là những kẻ đa cảm, dễ xúc động nên thời nào thì sáng tác có âm hưởng thời ấy là chuyện thường tình. Nửa thập kỷ đầu của 1960, nhạc ông thuần túy là nhạc tình. Từ nửa sau của những năm 60 đến những năm giữa của thập kỷ 70, nhạc ông là "phản chiến ca", loại nhạc mà cả bên này lẫn bên kia, không bên nào lấy làm hài lòng. Sau 1975, nhạc ông viết thuần túy là cho thân phận chính ông, lồng trong những ca từ .. lửng lơ. Tuy nhiên, lâu lâu cũng xuất hiện vài bản nhạc phim để kiếm sống hoặc để "che mắt".
Nhưng thôi, bàn về Trịnh Công Sơn thì dễ bị ném đá một cách rất dễ dàng và vô tội vạ.
Kẻ binh thì ném đá vì tội binh chưa ...đủ, hành vì tội văn dốt, vũ nát, dám phát ngôn bừa bãi là các bài "Bống Bồng Ơi", "Thưở Bống Là Người" hay "Bống Không Là Bống" là viết cho .... Hồng Nhung. Em đã "đọc" rất kỹ lời ba bản này mà lại còn in ra, để ngay trước mặt, để cạnh nhau, so sánh những tương quan và dị biệt của ba bản. Theo em, những "ẩn ý" và "ẩn ngữ" của Trịnh Công Sơn chả .. ẩn tí nào, chả liên quan gì đến cô này, dầu chỉ một mi li mét. "Bống" lồ lộ ra trước mắt như khi so sánh ảnh của một cô chân dài trước và sau khi đi ... Hàn quốc về, chỉ là ta không muốn thấy, không muốn hiểu hay, không muốn đề cập tới thôi.
Kẻ ghét sẽ ghép vào tội ghét chưa tròn.
Người ghét ở phía Đông Thái Bình Dương sẽ phàn nàn là tại sao đất nước đã thay da đổi thịt mà lại viết là "em ra đi nơi này vẫn thế".? Sài Gòn vẫn còn nguyên à.?
Người chê ở phía Tây thì phản đối là "từng con đường nhỏ sẽ trả lời cho ta" hay, "đi giữa mùa Thu Hà Nội để nhớ một người và nhớ mọi người" là sao.? Tại sao từng con đường nhỏ của Hà Nội phải trả lời cho những câu hỏi của tên này.? Tên này công trạng gì mà dám ngang nhiên "đi giữa mùa thu Hà nội", mùa thu Cách Mạng.?
Còn "nhớ một người" là nhớ ai.? À há, nhớ Khánh Ly đấy hả,? nhớ Khánh Ly để hy vọng ả này mang đám "phục quốc" về đấy nhỉ.? Nhớ mọi người là nhớ những ai,? nhớ cái đám lâu ngày không gặp vì đang nằm trong trại cải tạo, phải thế không.?
Kết quả là, trong những năm đầu, phía đông Thái Bình Dương, ai dại dột hát bản "Em Còn Nhớ Hay Em Đã Quên" mà không nhìn trước, trông sau thì nguy cơ .. vỡ gáo dừa là cái chắc. Còn phía tây biển Thái Bình, trong vài năm đầu, ai ngu xuẩn mà ư ử bài " Nhớ Mùa Thu Hà Nội" thì tương lai cũng rất ... đen tối.

Người khôn thì gầm gừ là hiểu chưa thông còn kẻ dại thì bĩu môi là cần gì phải hiểu, vẽ chuyện.
Ở rộng người chê, ở hẹp người cười nên em đây xin hai chữ "bình yên" và, mời các bạn nghe tiếp phần 4 & 5, phần cuối cùng.

Links cho nhạc và lời bình luận của Hoài Nam:


Hiển thị nội dung ẩnhttp://www.fshare.vn/file/SUJXQMOA3AVC

Hiển thị nội dung ẩnhttp://www.fshare.vn/file/C47DYG3RDA12


Links cho nhạc, không có lời bình luận.

Hiển thị nội dung ẩnhttp://www.fshare.vn/file/MXLT5XYSSASU

Hiển thị nội dung ẩnhttp://www.fshare.vn/file/WCRHWRUPNXG7



Chú thích:
1.- Như thường lệ, trân trọng cám ơn về lời bình luận được ghép vào, của Hoài Nam, SBS Radio, Australia.

2.- Phần 5, cuối, không có lời bình luận nhiều vì tằm Hoài Nam chỉ nhả đến chừng ấy tơ thôi.

3.- Sau khi nhấn "thanks" và trong lúc chờ download, các bạn nhớ "còm" cho vài chữ để những links nay khỏi chìm vào dĩ vãng trong vài ngày sau đó.

4.- Links cũ cho các bạn mới.

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Lê Uyên Phương
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1091495

70 năm tình ca trong tân nhạcViệt Nam - Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1087760

Đoàn Thế Ngữ với Như Chiếc Que Diêm của Từ Công Phụng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1090622

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Nguyễn Ánh 9
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1089048

Đoàn Thế Ngữ với "Tình Ca" của Phạm Duy, thân phận Kiều của Nguyễn Du và vua Gia Long nghi án
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1092600


70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 1
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1093706

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần 2
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1094602

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam, Ngô Thụy Miên, phần cuối
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1095894

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Vũ Thành An
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1107470

Đoàn Thế Ngữ với " Bà Mẹ Gio Linh" của Phạm Duy
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1108651

Đoàn Thế Ngữ với với Áo Lụa Hà Đông của Ngô Thụy Miên
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1095187

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Trúc Hồ
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1110892

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Anh Bằng
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1112738

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam: Nguyễn Trung Cang, Lê Hựu Hà, Elvis Phương và ban nhạc Phượng Hoàng.
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1116201

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Phạm Duy, phần 2
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1118721

70 năm tình ca trong tân nhạc Việt Nam - Phạm Đình Chương
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1129328

70 năm trong tình Ca Việt Nam: Trịnh Công Sơn in Acoustic, Phần 1
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1135565

70 năm trong tình Ca Việt Nam: Trịnh Công Sơn in Acoustic, Phần 2 & 3
http://www.hdvietnam.com/diendan/sho....php?t=1137174


Hẹn các bạn trong lần tới, Phạm Duy, phần 3.

http://www.hdvietnam.com/diendan/183-nhac-viet-nam/1141635-v-70-nam-tinh-ca-trong.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét